Tìm hiểu điều 4 luật bình đẳng giới

Nam nữ bình đẳng là một trong những quyền cơ bản, thiêng liêng của con người. Đấu tranh cho nam nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ luôn gắn liền với các cuộc cách mạng xã hội. Bình đẳng đối với phụ nữ chính là thước đo trình độ phát triển, tiến bộ của xã hội. Ở Việt Nam, thực hiện bình đẳng giới là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để cùng tìm hiểu về điều 4 luật bình đẳng giới nhé.

1. Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Bình đẳng giới là nam và nữ đều được tiếp cận với giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,... Bình đẳng giới có nghĩa rằng không còn sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, phụ nữ và nam giới cùng có địa vị bình đẳng trong xã hội. Bình đẳng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ hoàn toàn như nhau mà là các điểm tương đồng và khác biệt giữa họ được thừa nhận và tôn trọng.

điều 4 Luật Bình đẳng GiớiĐiều 4 luật bình đẳng giới

2. Ý nghĩa của luật bình đẳng giới

Với quy định như vậy, quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Pháp luật đã đưa ra những quy định nghiêm cấm những hành vi sau đây:

  • Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
  • Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
  • Bạo lực trên cơ sở giới;
  • Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật

3. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

– Trong lĩnh vực chính trị, được quy định như sau:

  • Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội;
  • Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức;
  • Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;.
  • Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

– Trong lĩnh vực kinh tế, được quy định như sau:

Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

– Trong lĩnh vực lao động, được quy định như sau:

  • Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác;
  • Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức.

4. Tìm hiểu điều 4 luật bình đẳng giới

Căn cứ vào Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về mục tiêu bình đẳng giới như sau:

Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới

Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Bình đẳng giới thực chất có thể hiểu là sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trên thực tế ( chứ không phải chỉ thể hiện trên giấy tờ , văn bản). Đây chính là mục đích mà Luật hướng tới và cũng là mong muốn khi Nhà nước ban hành Luật về bình đẳng giới.

Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, các hệ lụy từ những phong tục xưa cũ, cổ hủ về trọng nam khinh nữ cần được xóa bỏ. Thay vào đó là sự tôn trọng, bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ để đẩy mạnh nguồn nhân lực tạo tiền đề để phát triển, xây dựng kinh tế - xã hội. Đảm bảo sự đồng đều về giới tính, mở rộng quan hệ, hội nhập quốc tế. Theo đó, những quy định pháp luật về bình đẳng giới nhằm hướng đến mục tiêu  phân biệt đối xử về giới, mọi người đều được đối xử, tạo cơ hội như nhau để phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về điều 4 luật bình đẳng giới.  Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo