Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến. Hãy cùng ACC tìm hiểu quy định Điều 35 Hiến pháp 2013 qua bài viết dưới đây!

Quyền tự do việc làm là quyền cơ bản của mỗi công dân. Việc làm không chỉ là tiêu chí cần để có thu nhập phục vụ nhu cầu của mỗi công dân mà nó còn là tiêu chí để đánh giá một đất nước, một xã hội phát triển. Vì chỉ khi người dân có việc làm thì mới có thể thúc đẩy nền kinh tế - xã hội ngày càng tăng trưởng. Do đó, để có thể tạo ra một môi trường mà mọi người dân đều có thể có việc làm thì pháp luật Việt Nam cũng cần có những quy định cụ thể bảo vệ quyền của người lao động. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực ngày 01/01/2014 cũng đã có quy định nêu rõ quyền của người lao động. Cụ thể tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013 như sau:
“1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
- Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
- Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.”
Như vậy, trên tinh thần của Hiến pháp 2013, người lao động tham gia vào quan hệ lao động, họ có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, làm bất cứ công việc gì mà pháp luật không cấm. Người lao động có quyền chủ động nắm bắt công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe của mình. Khi người lao động thực hiện một nội dung công việc nào đó được người sử dụng lao động giao, thì bên sử dụng sức lao động phải trả công, hoặc trả lương và đảm bảo những điều kiện lao động cần thiết khác cho người lao động. Khi lợi ích của các bên được đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển cho nền kinh tế-xã hội. Cũng như, người lao động sẽ được pháp luật bảo vệ khi thực hiện quyền tự do việc làm của mình.
Ngoài ra, Điều 57 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.” Theo quy định này Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội, phát triển thị trường lao động; đồng thời có nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động như hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp,…Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đề ra hàng loạt các chương trình kinh tế - xã hội như: Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm với những hoạt động: thực hiện quỹ quốc gia tạo việc làm; thành lập các ngân hàng người nghèo; giao quyền sử dụng ruộng đất để khuyến khích trồng rừng, chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ... Đồng thời, tạo môi trường thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, phát triển kinh doanh trong nội địa Việt Nam tạo nguồn việc làm lớn cho người lao động trong nước.
Nhằm nhấn mạnh thêm quyền tự do việc làm của người lao động là đặc biệt quan trọng và cần thiết, Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động đã một lần nữa khẳng định về quyền của người lao động như sau:
“a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- e) Đình công;
- g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bộ luật Lao động cũng đưa ra các quy định về hợp đồng lao động, hình thức hợp đồng lao động, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động và phương thức giải quyết tranh chấp lao động…
Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự do viêc làm và khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động đã tạo ra một xã hội lành mạnh tạo điều kiện để người lao động không ngừng nâng cao thu nhập đời sống. Khi đời sống của người dân càng cao thì điều này thể hiện nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Trên đây là quy định chi tiết Điều 35 Hiến pháp 2013 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận