Điều 32 Luật Khí tượng thủy văn mới nhất

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có chế độ khí hậu, thủy văn rất phức tạp và đa dạng. Các loại thiên tai khí tượng thủy văn như bão, lũ lụt, nước biển dâng, mưa lớn, hạn hán, rét hại... hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống. Thiên tai hay thảm họa tự nhiên là những vấn đề không thể tránh khỏi và nó có thể để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, việc dự đoán trước được những thảm họa tự nhiên có thể xảy ra trên từng khu vực có thể giúp con người có biện pháp phòng tránh một cách hiệu quả nhất. Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của khí tượng và thủy văn nhằm hiểu về các trạng thái thời tiết, khí hậu dựa trên các lập luận, mô hình… Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… Đây được coi là những thông tin rất quan trong bảo vệ tài sản và tính mạng của con người và sinh vật trên Trái Đất. Điều 32 Luật khí tượng thủy văn quy định về Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Luật Khí Tượng Thủy Văn
Điều 32 Luật Khí tượng thủy văn mới nhất

1. Khí tượng thủy văn là gì?

Đây là một bộ môn khoa học dựa trên những lập luận, mô hình có thể giải thích được hầu hết các trạng thái về thời tiết, khí hậu, đồng thời có thể đưa ra các dự đoán những hiện tượng này trong tương lai.

Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của bộ môn khoa học khí tượng và thủy văn, cụ thể:

1.1. Khí tượng

Các nhà khoa học khí tượng nghiên cứu về bầu khí quyển trái đất, trong đó chủ yếu là của tầng đối lưu với mục tiêu là tìm hiểu quá trình hình thành thời tiết, từ đó dự báo các hiện tượng sắp xảy đến. Các chỉ số quan trọng trong khoa học khí tượng bao gồm nhiệt độ, áp suất, hơi nước, áp lực gradient, kết hợp cùng sự tương tác giữa các biến với nhau, và cách chúng thay đổi theo thời gian.

1.2. Thủy văn

Trong bộ môn thủy văn học, các nhà thủy văn chủ yếu nghiên cứu sự chuyển động, phân bố, và chất lượng của nước trên Trái đất (và cũng có thể là các hành tinh khác). Họ nghiên cứu về các chu trình thủy văn trong khí quyển là chủ yếu (quá trình này bao gồm bay hơi, ngưng tụ và mưa), kèm theo đó là chu trình thủy văn trong lòng đất (ngăn chặn lượng mưa, sự xâm nhập và dòng chảy bề mặt). Đối với khoa học thủy văn, các thông tin quan trọng bao gồm chu trình và sự sẵn có của nước, chất lượng của tài nguyên nước cũng như tính bền vững của môi trường đầu nguồn.

Họ thu thập và phân tích các dữ liệu này để giải quyết các vấn đề liên quan đến nước như bảo tồn môi trường, thiên tai và quản lý nguồn nước. Khoa học thủy văn được chia thành hai nhánh là thủy văn nước mặt và thủy văn nước ngầm (địa chất thủy văn).

1.3. Khí tượng thủy văn

Như vậy, tổng kết lại thì các nhà khí tượng thủy văn nghiên cứu cả khí quyển và chu trình thủy văn. Bên cạnh đó là nhấn mạnh vào mối quan hệ và tác động qua lại giữa chúng. Chính vì lẽ đó mà khí tượng thủy văn có thể vượt qua khoa học thủy văn và khoa học khí tượng.

Lấy ví dụ nhé, các nhà chuyên môn quan tâm đến việc nghiên cứu các hiểm họa tự nhiên từ có nguồn gốc khí tượng thủy văn nhằm tìm ra phương pháp giảm thiểu ảnh hưởng của chúng. Trong số những nguồn gốc thiên nhiên ấy, có thể là hiểm họa này là kết quả của các quá trình hoặc hiện tượng tự nhiên liên quan đến khí quyển, thủy văn hoặc hải văn. Chẳng hạn như lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán, sa mạc hóa, và các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu.

2. Điều 32 Luật khí tượng thủy văn

Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được quy định tại Điều 32 Luật khí tượng thủy văn 2015, theo đó:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn sử dụng trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải có nguồn gốc rõ ràng, do cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 39 của Luật này cung cấp và xác nhận hoặc được cung cấp từ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định, thẩm tra, đánh giá đối với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra nguồn gốc thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải trả phí theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Cơ quan nhà nước khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn vì các mục đích sau đây thì không phải trả phí:

a) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng không vì mục đích lợi nhuận;

b) Phục vụ phòng, chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;

c) Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

d) Mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

(Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương II Nghị định 38/2016/NĐ-CP )

3. Khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn dựa trên nguyên tắc gì?

Theo Điều 22 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
1. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp xác nhận và chịu trách nhiệm về nguồn gốc của thông tin, dữ liệu.
2. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được sử dụng phục vụ thiết kế công trình, chương trình, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải được cập nhật đến năm gần nhất.
3. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải được sử dụng đúng mục đích.
4. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được khai thác, sử dụng không phải trả phí thì không được sử dụng vào mục đích lợi nhuận.

Theo đó, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn dựa trên nguyên tắc sau đây:

- Thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp xác nhận và chịu trách nhiệm về nguồn gốc của thông tin, dữ liệu.

- Thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn được sử dụng phục vụ thiết kế công trình, chương trình, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải được cập nhật đến năm gần nhất.

- Thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn phải được sử dụng đúng mục đích.

- Thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn được khai thác, sử dụng không phải trả phí thì không được sử dụng vào mục đích lợi nhuận.

4. Trường hợp nào được miễn phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn?

Theo Điều 23 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không phải trả phí
1. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 5 Điều 32 của Luật khí tượng thủy văn.
2. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 5 Điều 32 của Luật khí tượng thủy văn thực hiện như sau:
a) Phục vụ hoạt động của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương;
b) Phục vụ hoạt động điều tra, xét xử, xử lý tranh chấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra, xét xử;
c) Phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dẫn chiếu theo khoản 5 Điều 32 Luật Khí tượng thủy văn 2015 (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định như sau:

Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn

5. Cơ quan nhà nước khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn vì các mục đích sau đây thì không phải trả phí:
a) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng không vì mục đích lợi nhuận;
b) Phục vụ phòng, chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
c) Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Phục vụ hoạt động lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, các trường hợp khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn không phải trả phí bao gồm:

(1) Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn như sau:

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng không vì mục đích lợi nhuận;

- Phục vụ phòng, chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;

- Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

(2) Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện như sau:

- Phục vụ hoạt động của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương;

- Phục vụ hoạt động điều tra, xét xử, xử lý tranh chấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra, xét xử;

- Phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trường được miễn phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn thì thực hiện qua phương tiện nào?

Theo Điều 25 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không phải trả phí
Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không phải trả phí được thực hiện qua hệ thống thông tin công cộng, bao gồm:
1. Điện thoại, máy fax.
2. Hệ thống phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.
3. Mạng internet.
4. Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam.
5. Dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh.

Theo đó, việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn miễn phí được thực hiện qua hệ thống thông tin công cộng, bao gồm:

- Điện thoại, máy fax.

- Hệ thống phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.

- Mạng internet.

- Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam.

- Dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh.

Trên đây là Quy định chi tiết Điều 32 Luật khí tượng thủy văn 2015 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. HI vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo