Điều 312 của luật tố tụng hành chính năm 2015

Unnamed 18

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định buộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về yêu cầu, quyết định buộc thi hành bản án hành chính của Tòa án, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về điều 312 luật tố tụng hành chin 2015

1. Khái niệm về thi hành án hành chính

Thi hành án hành chính là việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành quy định tại Điều 309 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trừ quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Theo đó, người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành án.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP thì người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành. Đối tượng bị khởi kiện trong các vụ án hành chính là những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền. Do đó, người phải thi hành án trong trường hợp này là các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước. Đặc biệt là một số đối tượng phổ biến khi người phải thi hành án là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

2. Phân tích điều 312 luật tố tụng hành chính 2015

Để nâng cao trách nhiệm của đương sự trong việc yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, khoản 1 điều 312 luật tố tụng hành chính 2015 có quy định:

1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 của Luật này mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.”

Có thể thấy, việc quy định thời hạn và quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính(THAHC) sẽ nâng cao trách nhiệm của đương sự trong việc yêu cầu giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi của đương sự đồng thời phát huy được vai trò trách nhiệm của Tòa án trong THAHC.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của người phải thi hành án theo quy định của pháp luật. Quyết định buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hành án hành chính theo quyết định của Tòa án.

Như vậy, theo quy định tại điều 312 luật tố tụng hành chính 2015, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định được thi hành xong, cơ quan phải thi hành án thông báo kết quả cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự (THADS) cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.

Đối với trường hợp thi hành án khi có quyết định buộc  (THAHC) thì không có thời hạn tự nguyện. Việc quy định thời hạn thực hiện thông báo này khác với thời hạn thực hiện thông báo kết quả trong trường hợp cơ quan phải thi hành án tự nguyện thi hành án về mức độ trách nhiệm trong thực hiện thông báo tình hình, kết quả thi hành án. Trường hợp đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án thì quy định bắt buộc là “phải”, tức là phải thực hiện việc thông báo tình hình, kết quả thi hành án cho dù chưa thi hành, đã thi hành, thi hành xong hoặc thi hành xong một phần bản án, quyết định của Tòa án. Đối với trường hợp đã có quyết định buộc thi hành án hành chính thì chỉ thực hiện thông báo kết quả khi đã thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án. Theo trình tự thì bản án, quyết định luôn có trước quyết định buộc THAHC và không phải vụ việc nào cũng ra quyết định buộc THAHC.

3. Chính phủ quy định cụ thể về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

3. Ý nghĩa của việc buộc thi hành án hành chính

Theo điều 312 luật tố tụng hành chính 2015, THAHC thể hiện bản chất nghiêm minh khách quan của pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn quyết định trong việc hiện thực hóa kết quả của quá trình giải quyết vụ án hành chính trước đó. Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải trải qua một quá trình phức tạp không phải chỉ để có bản án, quyết định phù hợp với quy định của pháp luật mà cuối cùng là để các phán quyết đó được thi hành trên thực tế.

 Có thể thấy, thẩm quyền buộc thi hành án hành chính cho cơ quan Tòa án sẽ khắc phục được cơ bản những tồn tại, hạn chế; đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong thi hành án hành chính để bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành nghiêm chỉnh, hiệu quả. Thi hành án hành chính góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý hành chính. Những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính là một trong những yếu tố định hướng cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trên đây là nội dung về điều 312 luật tố tụng hành chính 2015. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn có thể liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ, tránh các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (778 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo