Luật quốc tịch Việt Nam là đạo luật với hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về các vấn đề hưởng và mất quốc tịch Việt Nam, thay đổi quốc tịch Việt Nam của người chưa thành niên và của con nuôi; xác định trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.
1. Ý nghĩa của Điều khoản giải thích từ ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật
Theo từ điển Tiếng Việt, “giải thích” là làm cho hiểu; là việc dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề.
Giải thích từ ngữ là nhằm cho người đọc hiểu một cách chính xác một thuật ngữ, một từ nhất định mang ý nghĩa gì. Giải thích từ ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) còn có thể được gọi là Điều khoản định nghĩa để quy định ý nghĩa của những thuật ngữ, từ ngữ được sử dụng trong VBQPPL đó.
Định nghĩa pháp lý của một từ có thể khác với định nghĩa của từ đó trong từ điển ngôn ngữ. Định nghĩa trong từ điển thường mang tính "mô tả". Định nghĩa trong từ điển chuyển tải đầy đủ mọi ý nghĩa và thường kết hợp với một từ khác. Ngược lại, định nghĩa pháp lý lại mang tính "mệnh lệnh": Từ được định nghĩa trong văn bản quy phạm pháp luật chỉ mang những nghĩa (ít hoặc nhiều) mà văn bản quy định cho nó. Các định nghĩa pháp lý có thể thay đổi ý nghĩa của một từ trong từ điển, vì vậy nên cần sử dụng chúng một cách cẩn trọng.
Nhà soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo thiết kế điều khoản giải thích từ ngữ trong VBQPPL nhằm làm cho người áp dụng pháp luật hiểu một cách chính xác ý nghĩa của những từ ngữ được sử dụng nhiều trong VBQPPL để thống nhất cách hiểu, cách sử dụng trong chính VBQPPL đó, lĩnh vực điều chỉnh đó. Việc giải thích từ ngữ trong VBQPPL sẽ tránh hoặc hạn chế được sự mập mờ ẩn chứa trong các từ ngữ. Ở Việt Nam, việc giải thích từ ngữ sẽ góp phần thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật” và “Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật” quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 5 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật năm 2015).
Điều khoản về giải thích từ ngữ thường được đặt ở phần đầu của VBQPPL. Trong trường hợp phạm vi áp dụng định nghĩa chỉ giới hạn đối với một phần, chương, mục, tiểu mục hay bộ phận khác của văn bản thì nên đặt các định nghĩa tại phần đầu của phần, chương, mục, tiểu mục hay bộ phận đó.
2. Điều 3 Luật Quốc tịch 2008
Điều 3 Luật quốc tịch 2008 là điều khoản giải thích các từ ngữ có trong văn bản pháp luật.
Nội dung của Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 là:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam."
3. Một số vấn đề liên quan đến Quốc tịch
KHÁI NIỆM QUỐC TỊCH, QUỐC TỊCH VIỆT NAM?Quốc tịch là căn cứ để xác định tập hợp các thành phần dân cư của một quốc gia, và đó chính là cơ sở pháp lý để bảo hộ công dân của mình. Quốc tịch được biểu hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ tương ứng giữa công dân và nhà nước.
Theo đó, Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.”.
QUYỀN ĐỐI VỚI QUỐC TỊCHỞ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp có căn cứ cho thấy cần phải tước quốc tịch Việt Nam của cá nhân theo quy định pháp luật.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
NGUYÊN TẮC QUỐC TỊCHNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG DÂNQuốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, pháp luật cụ thể hóa mỗi quan hệ này thành 04 nội dung như sau:
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoàiNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoàiNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG KHÔNG QUỐC TỊCHNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trên đây là bài viết về Điều 3 Luật quốc tịch. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận