Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu trước tình hình giá xăng, dầu tăng trong khoảng thời gian gần đây. Vậy theo quy định pháp luật thì xăng, dầu chịu bao nhiêu tiền thuế bảo vệ môi trường?
1. Thuế bảo vệ môi trường là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, ta có thể hiểu thuế này là:
“Điều 2 1. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.”
Như vậy có thể hiểu, thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước. Nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.
Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 chương, 13 điều, trong đó quy định rõ nhóm các mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường như xăng dầu, than đá, dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC), túi ni lông, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản… Đây là những mặt hàng khi sử dụng sẽ có tác động xấu đến môi trường sinh thái. Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
2. Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
Theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 08 nhóm hàng hóa sau: Xăng dầu (xăng, nhiên liệu bay, diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn). Đây là các sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì, lưu huỳnh,... ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. Các nước EU đang đánh thuế đối với nhiên liệu ( xăng 0,42 Euro/lít, dầu Diesel 0,30 Euro/lít); Singapore: 0,4 đôla Singapo/ lít xăng.
Than đá: Khi than được sử dụng cho mục đích đốt cháy sẽ thải ra môi trường các loại khí như CO2, SO2 đều là các loại khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Phạm vi sử dụng than cũng rộng khắp với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Việc đưa than vào đối tượng chịu thuế cũng nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều nước như Trung Quốc thu từ 8 đến 37 Nhân dân tệ/1 tấn tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong than; Philipine thu ở mức 10 Pê sô/1 tấn.
Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC): Dung dịch HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: làm lạnh, điều hòa không khí,... Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển làm ô nhiễm bầu không khí, là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính. Nước ta đã tham gia ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất làm giảm tầng ôzôn. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào việc thực hiện các cam kết quốc tế, khuyến khích doanh nghiệp giảm dần sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi công nghệ sản xuất.
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế: Túi ni lông phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc không thể tự phân hủy được. Túi ni lông thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong đất, suy thoái môi trường đất. Khi bị phân hủy còn sinh ra các chất làm đất bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc đưa túi ni lông vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi ni lông. Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới đã thu thuế với các sản phẩm nhựa (túi ni lông, bát nhựa, chai nhựa, ...) như: Anh, Ailen,...
Thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng (04 đối tượng chịu thuế): Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nông sản. Hiện nay, việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được quan tâm do giá của nhiều loại còn rẻ so với giá nông sản. Việc đưa hóa chất bảo vệ thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm thiểu tác hại xấu của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường. Hiện nay, một số nước như Đan Mạch, Bỉ cũng áp thuế bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật
Đồng thời Luật cũng quy định điều khoản mở “ Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định”
3. Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường
Theo điều 112 Luật Bảo vệ môi trường:
”Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”.
Vì vậy, các sản phẩm được lựa chọn đưa vào đối tượng chịu thuế phải là những sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng mới gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam thì sẽ được đưa vào đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.
4. Người nộp thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường thu vào hàng hóa thuộc diện chịu thuế, vì vậy Luật quy định theo nguyên tắc chung là: những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ là người nộp thuế. Đồng thời, quy định cụ thể đối với một số trường hợp đặc thù để tránh phát sinh vướng mắc khi triển khai Luật, như sau:Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là người nộp thuế.Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
5. Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa. Trong đó:Số lượng hàng hóa tính thuế: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
Mức thuế: Luật thuế bảo vệ môi trường quy định mức thuế tuyệt đối nhằm đơn giản, minh bạch trong thực hiện, đảm bảo ổn định số thu ngân sách nhà nước.
Biểu khung thuế bảo vệ môi trường: Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành và thực thi chính sách thuế mới, Luật quy định Biểu khung thuế bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể trong từng thời kỳ đảm bảo các nguyên tắc:Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.
6. Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
Điều 3. Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nội dung bài viết:
Bình luận