Điều 27 Luật khiếu nại năm 2011

Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, có hiệu lực ngày 01/7/2012, Quy định cách thức hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và  công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết. Thực hiện giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo.Mời các bạn cùng đọc Văn bản dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Mot-So-Noi-Dung-Co-Ban-Ve-Luat-Phong-Chong-Tham-Nhung

1/Quy định chung về Luật khiếu nại 2011 

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật khiếu nại tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đến năm 2004, 2005 Luật khiếu nại được sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tiễn thì cơ chế giải quyết khiếu nại quy định trong Luật khiếu nại 1998 chưa đảm bảo được tính đầy đủ khách quan, công khai, dân chủ như chưa gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân; chưa đề cao vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa cụ thể, rõ ràng; một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo... Khắc phục những hạn chế trên, ngày 11 tháng 11 năm 2011, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật khiếu nại.

Luật khiếu nại gồm 8 chương, 70 điều quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Luật cũng quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại, các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.   Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, Luật khiếu nại 2011 đã lược bỏ việc giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, quy định về khen thưởng... Vì những vấn đề này đã được điều chỉnh trong Luật Giám sát, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2.Thụ lý giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

3.Đối tượng tác động

Theo quy định tại Điều 2 của Luật thì đối tượng của khiếu nại là :  quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

 So với quy định hiện hành thì đối tượng của khiếu nại vẫn được giữ nguyên, điểm khác là cách hiểu về quyết định hành chính. Nếu như trước kia, quyết định hành chính phải là quyết định bằng văn bản thì hiện nay Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Như vậy, quyết định hành chính hiện nay được hiểu rộng hơn, không chỉ bao gồm các văn bản được ban hành dưới hình thức một quyết định mà bao gồm cả các văn bản dù không dưới hình thức quyết định nhưng chứa đựng những quy định đụng chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và  doanh nghiệp.

Như vậy Quyết định hành chính thuộc đối tượng khiếu nại là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khiếu nại cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó). 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo