Sau hơn 12 năm thi hành, Luật Cạnh tranh 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong nội dung quy định. Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, cũng như phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế-xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, Luật Cạnh tranh 2018 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 thay thế cho Luật Cạnh tranh 2004 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Bài viết dưới đây của ACC về Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC
I. Khái niệm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (Xem: Khoản 2 và khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018).
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh, dẫn đến những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh chỉ vi phạm luật cạnh tranh khi có hành vi “lạm dụng” vị trí của mình, tức là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh không đương nhiên bị coi là trái pháp luật. Luật chỉ không cho phép doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp này lạm dụng vị trí lợi thế của mình trên thị trường nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
II. Nội dung Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 (Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm)
Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
III. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh phải có sức mạnh thị trường đáng kể; Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
+ Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
+ Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
+ Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
+ Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
+ Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
+ Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
+ Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+ Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
+ Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật cạnh tranh 2018; hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận