Điều 233 Luật Thương mại 2005 chi tiết - Công ty Luật ACC

Luật thương mại là văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lí của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Điều 233 Luật Thương mại 2005 chi tiết.

Co So Phap Ly(1)

Điều 233 Luật Thương mại 2005 chi tiết

1. Điều 233 Luật Thương mại 2005 chi tiết

Điều 233. Dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

2. Phân tích quy định về Dịch vụ logistics

Logistics là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với thương nhân, đây là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing” , từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bao hàm nghĩa của từ Logistics rất rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Có rất nhiều định nghĩa về logistics theo các nguồn ý kiên khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh xuất hiện ở mọi khâu trong quá trình từ đổi mới khoa học kĩ thuật trong sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… dẫn đến sự hình thành và phát triển của dịch vụ logistics. Logistics có thể được hiểu là dịch vụ thông tin giúp kết nối các khâu trong quá trình lưu chuyển hàng hoá.

Trong hoạt động thương mại, logistics là một thuật ngữ rất quen thuộc. Logistics có thể được hiểu là quá trình chuyển dịch nguồn lực, sản phẩm được thực hiện một cách có kế hoạch, chi tiết, được kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểụ tối đa chi phí và thời gian theo yêu cầu của khách hàng.

Dịch vụ logistics được quy định khá rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Theo đó, tại Điều 233 Luật Thương mại 2005 đã quy định: ‘‘Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản dịch vụ logistics việc thương nhân có thể thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng.

3. Đặc điểm về chủ thể của dịch vụ logistics

Chủ thể tham gia vào dịch vụ logistics bao gồm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng sử dụng dịch vụ logistics.

Dịch vụ logistics do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện một cách chuyên nghiệp. Để hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics thương nhân cung ứng dịch vụ logistics cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về phương tiện thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể đảm nhiệm một, một phần hoặc toàn bộ các công đoạn từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá trong chuỗi logistics. Thương nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics có thể xây dựng các chuỗi hoạt động logistics dựa trên cơ sở thiết lập nguồn lực, công nghệ của mình với các thương nhân khác một cách có hệ thống .

Trong chuỗi dịch vụ logistics bao gồm những thương nhân quản lý và điều hành chuỗi logistics và thương nhân được thuê tham gia vào các giai đoạn trong chuỗi logistics. Thương nhân quản lý và điều hành chuỗi logistics nhân danh chính mình để ký hợp đồng với khách hàng, đưa hàng hoá của khách hàng vào chuỗi cung ứng do thương nhân đó xây dựng.

Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ về giao nhận hàng hoá. Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hoá hoặc không phải chủ sở hữu hàng hoá. Trong một số trường hợp đặc biệt, khách hàng sử dụng dịch vụ logistics có thể là đại diện của chủ sở hữu hàng hoá, được chủ sở hữu hàng hoá ủy thác thực hiện việc giao nhận hàng hoá.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Điều 233 Luật Thương mại 2005 chi tiết. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo