Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật.Vậy Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như thế nào về Đình chỉ điều tra? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.
Điều 230 bộ luật tố tụng hình sự
I. Bộ luật Tố tụng Hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hánh án hình sự, bao gồm các giai đoạn tố tụng hình sự chính là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định của tòa án do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
II. Khi nào thì đình chỉ điều tra vụ án?
Căn cứ theo khoản 1 điều 230 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
1. Điều 230. Đình chỉ điều tra
- Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
- a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
- b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
- Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.
III. Căn cứ đình chỉ điều tra
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp sau đây:
- Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi không cấu thành tội phạm;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã có đơn yêu cầu khởi tố nhưng sau đó lại rút yêu cầu khởi tố, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án;
- Người có ý định phạm tội nhưng đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;
- Khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015;
- Theo khoản 2 Điều 91, một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên;
- Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Điều 230 bộ luật tố tụng hình sự
IV. Đình chỉ điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015
Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các trường hợp Cơ quan Điều tra quyết định đình chỉ điều tra tại Khoản 1 Điều 230, cụ thể như sau:
“1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
- a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
- b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.
Theo quy định trên, trong quá trình điều tra vụ án Cơ quan Điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, là trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì khi người đã có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố và việc rút yêu cầu này hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, cưỡng bức.
Thứ hai, Trường hợp quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự căn cứ kết quả quá trình điều tra xác định được vụ việc thuộc trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự.
Thứ ba, Trường hợp quy định tại Điều 19 hoặc Điều 29 hoặc Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự ( những trường hợp người phạm tội thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự).
Thứ tư, Đã hết thời hạn điều tra nhưng cơ quan điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Những quy định về đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra quy định tại Điềm a Khoản 1 Điều 230 cũng tương tự quy định về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố quy định tại Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Các quy định tại Khoản 1 Điều 230 phù hợp đối với trường hợp đình chỉ điều tra đối với bị can; tương tự như vậy trong giai đoạn truy tố thì vụ án nào cũng có bị can nên các quy định tại Điều 248 là phù hợp. Nhưng trong giai đoạn điều tra có một số vụ án chưa xác định được bị can nên các quy định như tại Khoản 1 Điều 230 là chưa phù hợp. Bởi đối với vụ án không có bị can thì Cơ quan Điều tra chỉ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án mà không có quyết định đình chỉ điều tra bị can.
Hiện nay ở rất nhiều địa phương cũng đang có những vụ án tương tự, không chỉ là những vụ án vi phạm về pháo mà còn có các vụ án về xâm phạm sở hữu, xâm phạm sức khỏe, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự xã hội v.v.. mà pháp luật hình sự đã có sự thay đổi theo hướng tăng lên về mặt cấu thành tội phạm hoặc một số hành vi trước đây bị coi là tội phạm nhưng nay không bị coi là tội phạm nữa. Việc Cơ quan Điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra là đúng quy định của pháp luật, nhưng căn cứ để áp dụng cho quyết định đình chỉ điều tra theo Khoản 1 Điều 230 thì chưa có; như phần nêu ở trên Khoản 1 Điều 230 không quy định trường hợp đình chỉ điều tra vụ án do có sự thay đổi của chính sách pháp luật.
Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.
V. Mọi người cũng hỏi
1. Điều 230 của Bộ luật Tố tụng Hình sự liên quan đến việc gì?
- Điều 230 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về việc giải quyết khiếu nại, kháng cáo, đơn kháng cáo, và đơn xem xét lại quyết định hình sự.
2. Ai có quyền khiếu nại theo điều 230 của Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Theo Điều 230, mọi người, tổ chức, hoặc đơn vị có quyền khiếu nại, bao gồm người bị hại, người bào chữa của người bị hại, và người đại diện của Nhà nước.
3. Quá trình giải quyết khiếu nại và kháng cáo theo điều 230 như thế nào?
- Quy trình giải quyết khiếu nại và kháng cáo bao gồm việc nộp đơn khiếu nại hoặc kháng cáo, tiến hành xem xét và điều tra, đánh giá chứng cứ, và ban hành quyết định hình sự hoặc quyết định về việc xem xét lại quyết định hình sự. Quá trình này thường được thực hiện bởi cơ quan tố tụng và có thể liên quan đến tòa án trong trường hợp có tranh chấp về quyết định hình sự.
Nội dung bài viết:
Bình luận