Năm 2007, nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong nước phải được kiểm soát một cách chặt chẽ, nhà nước đã ban hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (có hiệu lực ngày 01/08/2008), nay là VBHN Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2018, trong đó quy định tương đối cụ thể và đầy đủ về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Điều 23 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định về Công bố tiêu chuẩn áp dụng. Hãy cùng ACC tìm hiểu Điều 23 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa qua bài viết dưới đây!
1. Khái quát Điều 23 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa
Công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho sản phẩm hàng hóa gần như là yêu cầu bắt buộc trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; Công bố tiêu chuẩn cơ sở khẳng định chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng.
Theo luật quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hoá được quản lý như sau:
a) Sản phẩm, hàng hoá nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;
b) Sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Đối với sản phẩm hàng hóa nhóm 1 theo quy định tại điều 23 Luật quản lý chất lượng hàng hóa:
1. Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các phương tiện sau đây:
a) Bao bì hàng hoá;
b) Nhãn hàng hoá;
c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.
2. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Hiện nay, Hệ thống tiêu chuẩn của nước ta chỉ có 2 cấp là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Một tổ chức sản xuất kinh doanh tối thiểu phải có tiêu chuẩn cơ sở trong khi chưa áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Thì tiêu chuẩn cơ sở là căn cứ pháp lý để thực hiện sản xuất, kinh doanh.
Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu TCCS) là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường do người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
Công bố tiêu chuẩn cơ sở là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
2. Phương thức xây dưng tiêu chuẩn cơ sở
Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
- Nội dung của tiêu chuẩn công bố không được trái với các quy định bắt buộc áp dụng do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành
a) Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau: TCCS A:B/XXX
Với A: số hiệu của TCCS;
B: năm ban hành TCCS;
XXX: chữ viết tắt tên cơ sở công bố
Ví dụ: TCCS 01:2017/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 01, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX, tiêu chuẩn được xây dựng và công bố năm 2017.
b) Nội dung tiêu chuẩn cơ sở
TCCS cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa và có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn. Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
c) Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố TCCS: tùy theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở; trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS.
d) Lưu hồ sơ: Hồ sơ xây dựng TCCS được lưu trữ tại cơ sở.
e) Ban hành tiêu chuẩn: Người đứng đầu cơ sở ký văn bản quyết định ban hành TCCS.
3. Thời gian xây dựng và công bố TCCS
05 ngày làm việc xây dựng hồ sơ
07-10 ngày làm việc thử nghiệm sản phẩm
4. Lợi ích của việc công bố TCCS
- Chứng minh được sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất phù hợp theo TCCS công bố.
- Đáp ứng yêu cầu của hồ sơ thầu hoặc chủ đầu tư trước khi đưa sản phẩm vào công trình.
- Nâng cao uy tín tăng giá trị thương hiệu cho sản phẩm
- Tạo niềm tin và tăng tính cạnh tranh mặt hàng khi khách hàng lựa chọn sản phẩm.
Trên đây là Tìm hiểu về điều 23 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận