Trong một số trường hợp nhất định, vụ án dân sự sẽ đạt được kết quả giải quyết tranh chấp cuối cùng từ Tòa án với lý do vụ án dân sự đó đã bị đình chỉ. Như vậy, trường hợp nào Tòa án được quyền đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, và cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện lại sau khi vụ án bị đình chỉ không? Sau đây, hãy cùng ACC nghiên cứu Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Quy định pháp luật
Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
3. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Khái niệm đình chỉ vụ án dân sự
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định và sau khi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực thì đương sự không có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc đó nữa, trừ những trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác
3. Đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Dựa vào phân tích khái niệm ở trên có thể phần nào hiểu được bản chất của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Thực chất đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án cho ngừng hẳn mọi hoạt động tố tụng sau khi đã thụ lý vụ án, trước hoặc trong phiên tòa khi có những lý do khiến quá trình giải quyết vụ án phả dừng hẳn lại, vì vậy đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có những đặc điểm sáu đây:
Thứ nhất, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một quyết định kết thúc việc giải quyết vụ án
Đây là điểm khác biệt với tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Bởi nó có ý nghĩa kết thúc về mặt thủ tục lẫn giải quyết nội dung vụ án. Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết, các hoạt động tố tụng không được khôi phục lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ hai, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định
Để đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng đắn vào bảo đảm quyền, lợi ích của đương sự; Tòa án không thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự một cách tùy tiện hay chỉ dựa trên những lý do cá nhân. Căn cứ đình chỉ cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm không giống nhau. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự dựa vào các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do pháp luật quy định, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục quy định. Tòa án không được ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án một cách tùy tiện khi không có những căn cứ do pháp luật quy định.
Thứ ba, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể tiến hành ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm hay ở thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trước khi mở phiên tòa, tẩm quyền thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử có quyền quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Thứ tư, hậu quả của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mọi hoạt động tố tụng đều phải chấm dứt
Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án không tiến hành thêm bất cứ hoạt động nào để giải quyết vụ án dân sự đó nữa. Tòa án sẽ xóa sổ thụ lý và đương sự không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự trừ trường hợp pháp luật quy định
Về giai đoạn áp dụng theo thủ tục sơ thẩm đối với đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định cụ thể:
+ Giai đoạn chuẩn bị xét xử: điểm c khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015
+ Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm: khoản 2 Điều 219 BLTTDS 2015
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án ngừng hẳn việc giải quyết vụ án, có ý nghĩa kết thúc cả về mặt thủ tục và giải quyết nội dung vụ án. Ngoài ra đặc điểm này cũng giúp phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm với đình chỉ xét xử phúc thẩm. Đình chỉ xét xử phúc thẩm không làm chấm dứt thủ tục tố tụng phúc thẩm. Nói cách khác, đình chỉ xét xửu phúc thẩm làm chấm dứt hoạt động xét xử phúc thẩm đối với vụ án kháng cáo, kháng nghị nhưng cũng đồng thời làm phát sinh hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm của đương sự phải được tôn trọng và thi hành. Thời điểm đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể trước phiên tòa, phiên họp phúc thẩm. Hình thức văn bản được áp dụng chung là quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Nếu đình chỉ xét xử phúc thẩm trước phiên tòa, phiên họp, thẩm quyền ra quyết định do Thẩm phán được phân công phụ trách giải quyết vụ án dân sự quyết định thì tại phiên tòa phiên họp phúc thẩm do Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Hội đồng giải quyết phúc thẩm vụ án dân sự quyết định. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm có hiệu lực ngay.
Như vậy, đình chỉ giải quyết phúc thẩm vụ án dân sự khác với đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo, kháng nghị. Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể thực hiện được ở Tòa án cấp phúc thẩm khi có những căn cứ mà pháp luật quy định nhưng bản chất của nó là nhằm chất dứt hoàn toàn việc giải quyết vụ án đã được thụ lý ở cấp sơ thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và ngừng hẳn mọi hoạt động tố tụng, vụ việc được xóa sổ và coi như không tồn tại. Trong khi đó, đình chỉ xét xử phúc thẩm chỉ áp dụng đối với trường hợp có việc rút một phần hay toàn bộ kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm không dẫn tới hậu quả Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và xóa sổ thụ lý vụ án mà trái lại bản án, quyết định sơ thẩm vẫn có hiệu lực pháp luật
4. Ý nghĩa của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trước hết việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo vụ án được xử lý khách quan, chính xác. Trong nhiều trường hợp sau khi đã thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ án không thỏa mãn các điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật. Việc Tòa án chấm dứt ngay việc giải quyết vụ án sẽ khắc phục được những sai lầm từ việc thụ lý vụ án không đúng.
Đối với những trường hợp thụ lý vụ án dân sự của Tòa án là đúng pháp luật nhưng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đã phát sịnh một số ựu kiện làm cho đối tượng của vụ án dân sự cần phải giải quyết tại Tòa án không còn nữa. Trong trường hợp này, việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dẫn sự có ý nghĩa giúp cho Tòa án nhanh chóng quyết định về vụ việc khi đối tượng cần giải quyết trong vụ án không còn hoặc quyền lợi của đương sự đã chấm dứt mà không có sự kế thừa giải phóng cho ác bên đương sự đặc việt là bị đơn, người có quyền lợ, nghĩa vụ liên quan khỏi việc tham gia tố tụng vốn bị coi là một nghĩa vụ bắt buộc đối với họ.
Hơn nữa, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cũng tiết kiệm thời gian, công sức, chi phi cho Nhà nước. Khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án một cách đúng đắn sẽ làm quá trình giải quyết vụ án nhanh gọn. Tòa án không phải kéo dài thời gian giải quyết vụ án thậm chí không phải mở phiên tòa để xét xử. Nhờ đó gánh nặng về số vụ việc cần giải quyết được giảm tải, Tòa án có điều kiện tập trung giải quyết các vụ án quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự còn có ý nghĩa bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự, nhanh chóng quyết định về vụ án khi đối tượng cần giải quyết trong vụ án hoặc quyền lợi của đương sự đã chấm dứt mà không có sự kế thừa. Việc đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện, các đương sự đã tự hòa giải hay đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được kế thừa sẽ tránh cho đương sự không phải tốn kém tiền bạc, thời gian tham gia tố tụng.
Như vậy, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho quý bạn đọc về Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giải đáp được những thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề này.
Nội dung bài viết:
Bình luận