Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội khóa XII thông quan năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, đây là công cụ đắc lực cho quản lý và phát triển đô thị những năm qua. Quy hoạch đô thị là một phần của quy hoạch xây dựng. Điều 20 Luật quy hoạch đô thị 2009 quy định về Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị. Hãy cùng ACC tìm hiểu Điều 20 Luật quy hoạch đô thị 2009 qua bài viết dưới đây!

1. Điều 20 Luật quy hoạch đô thị 2009 quy định Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị
Điều 20, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định về cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị như sau:
Điều 20. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này trong việc lấy ý kiến.
2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch đô thị.
4. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.
- Căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Theo quy định tại Điều 19, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị bao gồm Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân các cấp, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư.
Từ quy định trên, có thể hiểu cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị (bao gồm Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân các cấp) chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng (đối với quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư) lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị. Hơn thế nữa, Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch đô thị. Cùng với đó, Uỷ ban nhân dân các cấp có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với các chủ thể trên trong việc lấy ý kiến.
Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị (quy định tại Khoản 6, Điều 3, Luật quy hoạch năm 2009). Đồ án quy hoạch đô thị được lập dựa trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch. Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật quy hoạch năm 2009).
- Bên cạnh đó, đối với nhiệm vụ và đồ án uy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì bên cạnh việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư thì Bộ Xây dựng còn có trách nhiệm lấy ý kiến của các bộ, cơ quan hoặc tổ chức khác ở trung ương.
2. Hình thức và thời gian lấy ý kiến
Điều 21, Luật quy hoạch xây dựng năm 2009 quy định về hình thức, thời gian lấy ý kiến quy hoạch đô thị như sau:
Hình thức lấy ý kiến và trả lời ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo.
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Hình thức lấy ý kiến và trở lời ý kiến của cộng đồng dân cư
- Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian lấy ý kiến
Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trên đây là Quy định chi tiết Điều 20 Luật quy hoạch đô thị 2009 số 30/2019/QH12 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận