Điều 20 Hiến pháp Việt Nam 2013

Hiến pháp giữ vị trí pháp lý với tính chất là luật cơ bản của nhà nước và của xã hội, là đạo luật của một quốc gia và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào, Hiến pháp là biểu tượng của nên dân chủ, là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý bảo đảm các quyền tự do cá nhân. Ở Việt Nam, Hiến pháp hiện nay là Hiến pháp 2013. Vậy Điều 20 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định về nội dung gì? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung này trong bài viết dưới đây.

Điều 21 Hiến pháp Việt Nam 2013
Điều 20 Hiến pháp Việt Nam 2013

1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 2013

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Điều 20 Hiến pháp Việt Nam 2013

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định những nội dung sau:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Tại Việt Nam hiện nay, quyền con người cũng được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự… Theo đó, con người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm và được đảm bảo về sức khỏe, bảo vệ khỏi bất cứ một hình thức nào có thể xâm hại đến tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Quyền bất khả xâm phạm của công dân là một trong những quyền sống còn của mỗi cá nhân quan trọng nhất, trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân luôn được đảm bảo.

Ngoài Hiến pháp 2013, theo quy định tại Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 cũng công nhận quyền của con người được sống, được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể: Tính mạng con người vô cùng quan trọng, trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, bất cứ cá nhân nào cũng có quyền được bảo hộ một cách tối đa nhất có thể, không ai có quyền xâm phạm, xâm hại đến tính mạng, thân thể hay về sức khỏe. Trên thực tế, dù là những hành vi do lỗi cố ý hay là lỗi vô ý mà gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người đều sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định trước người bị thiệt hại và trước pháp luật.

Để bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe của công dân, luật pháp Việt Nam về quyền này còn được thể hiện trong Bộ luật hình sự 2015 trong đó quy định rất đầy đủ, cụ thể, thích đáng đối với những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng, hậu quả xấu, hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, thân thể của người khác dù là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý của người gây ra lỗi đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.

Trên đây là các nội dung Điều 20 Hiến pháp Việt Nam 2013. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo