Điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là một trong các chủ thể tham gia tố tụng dân sự, các chủ thể này có vai trò cực kỳ quan trọng trong giải quyết vụ án dân sự. Vậy, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được pháp luật quy định như thế nào? Các chủ thể này có quyền, nghĩa vụ gì? Đặc biệt khi các chủ thể này nhận được thông báo theo pháp luật tố tụng dân sự thì họ cần phải sao? Để giải đáp các vấn đề này, Luật ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết “Quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo theo pháp luật tố tụng dân sự quy định như thế nào?” 
Th2

1. Khái quát về bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự 

Bị đơn trong vụ án dân sự là đương sự bị kiện, tham gia tố tụng mang tính bắt buộc để trả lời việc kiện, bị đơn không chủ động như nguyên đơn, trong các vụ án dân sự bị đơn bị coi là xâm phạm đến quyền, lợi ích của nguyên đơn hoặc tranh chấp với nguyên đơn.
Bị đơn trong vụ án dân sự là cá nhân, tổ chức, cơ quan, trong suốt quá trình tham gia tố tụng bị đơn phải cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 68, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

2. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo

Căn cứ theo Điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

3. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Căn cứ theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau:
1) Quyền chung của bị đơn được quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
2) Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
3) Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
4) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
5) Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
6) Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan như sau:
1) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;
2) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.
Lưu ý: Phân loại người có quyền và nghĩa vụ liên quan khác nhau sẽ có quyền, nghĩa vụ khác nhau: 
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. 
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập: Là người tham gia vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn. Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý không độc lập nên tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn, có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.

4. Một số câu hỏi liên quan đến quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Câu hỏi 1: Trong quá trình xét xử bị đơn dân sự có được quay phim ghi hình không? 
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định nào cho phép bị đơn được tự mình ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Về việc ghi lại các diễn biến tại phiên tòa thì Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau: mọi diễn biến phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa được ghi lại thành Biên bản phiên tòa. Bạn với tư cách là người tham gia tố tụng, bạn có quyền được xem biên bản phiên toà ngay sau khi kết thúc phiên toà, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
Ngoài ra, bên cạnh việc ghi biên bản phiên tòa thì việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của Hội đồng xét xử (Khoản 2 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Câu hỏi 2: Người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham gia vào quá trình tố tụng có ý nghĩa gì? 
Việc tham gia vào tố tụng dân sự của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mang ý nghĩa vô cùng lớn, giúp giải quyết vụ án đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và đảm bảo quyền cũng như lợi ích của các bên đương sự khác. Trường hợp không có đề nghị đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, nếu thấy cần thiết, Tòa án phải thực hiện việc đưa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. Việc không đưa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia vào tố tụng của Tòa án sau khi có đề nghị có thể là căn cứ để đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án do không đảm bảo việc xét xử đúng đắn, làm sai lệch kết quả xét xử.
Câu hỏi 3: Pháp luật quy định thay đổi địa vị tố tụng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 245 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể thay đổi địa vị tố tụng nếu xảy ra trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. 
- Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
- Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

5. Dịch vụ tư vấn tranh tụng của Luật ACC

Trên đây là giải đáp của Luật ACC về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chủ đề “Quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo theo pháp luật tố tụng dân sự quy định như thế nào”. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên đến tranh tụng.
Nếu có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý về tranh tụng, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo