Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về điều 186 bộ luật tố tụng dân sự 2015 thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
điều 186 bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Luật Tố tụng dân sự là gì?
Trong khoa học pháp lý, tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Luật Tố tụng Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của nhà nước.
2. Tìm hiểu quy định về Bộ luật tố tụng dân sự
Trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về thủ tục để giải quyết những tranh chấp phát sinh như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (năm 1989); Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết 8i¡nh của Toà án nước ngoài (năm 1993); Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế (năm 1994); Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (năm 1995) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động (năm 1996). Các pháp lệnh này đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra trình tự, thủ tục chặt chẽ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhân dân, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, trong quá trình thực hiện, nhất là trước sự phát triển toàn diện của đất nước thì các pháp lệnh này cũng bộc lộ nhiều hạn chế: nội dung chưa đầy đủ, mới chỉ quy định về một số nguyên tắc cơ bản. Nhiều quy định không còn phù hợp nữa, thậm chí còn mâu thuẫn với pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và có nhiều nội dung quan trọng chưa được quy định.
Bộ luật tố tụng dân sự được xây dựng nhằm pháp điển hoá các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung những thiếu sót về nguyên tắc và cơ chế giải quyết trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, khắc phục sự tắn mạn, trùng lặp, thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật; đồng thời, thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đẳng về cải cách tư pháp được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02.01.2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/2H10 ngày 25.12.2001) về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế và khu vực.
Sau một thời gian dài chuẩn bị công phu, dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự đã được hoàn thiện và trình Quốc hội Khoá XI cho ý kiến tại kì họp thứ tư (tháng 11.2003). Do đây là bộ luật lớn, quan trọng, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp; các quy định trong Bộ luật có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật của mọi người dân, nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp để tập trung trí tuệ của đông đảo nhân dân trong việc xây dựng bộ luật. Ngày 15.6.2004, Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội khoá XI thông qua tại kì họp thứ năm, gồm 9 phần với 36 chương và 418 điểu, quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết các vụ án dân sự, các việc dân sự (bao gồm các vụ, việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động); trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc tại Toà án; thi hành án dân sự; quy định về người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như quyền và nghĩa vụ của những người này; về thủ tục giải quyết một số loại việc dân sự có tính chất đặc thù; việc xử lí đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng và khiếu nại, tố cáo; thủ tục giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự.
3. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự phát sinh nhiều quạn hệ khác nhau giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, luật tố tụng dân sự Việt Nam đã điều chỉnh các quan hệ này bằng việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể khi tham gia quan hệ, buộc các chủ thể phải thực hiện các hành vi tố tụng của mình phù hợp với ý chí của Nhà nước. Từ đó, có thể rút ra kết luận sau:
Đổi tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa toà án, viện kiếm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sàn và người liên quan phát sinh trong tổ tụng dân sự.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tổ tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại:
- Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;
- Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau;
- Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực hiện mục đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ. Ngoài ra, các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự đa dạng, hình thành giữa các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau. Trong đó, toà án, cơ quan thi hành án dân sự là các chủ thể có vai trò mang tính quyết định đổi với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.
Trong số các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự thì các quan hệ giữa toà án và các đương sự chiếm đa số bởi toà án và các đương sự là hai chủ thể tố tụng dân sự cơ bản của vụ việc dân sự, ở bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng đều phát sinh các quan hệ này.
4. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Luật tố tụng dân sự là ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam, luật tố tụng dân sự khác các ngành luật khác không chỉ ở đối tượng điều chỉnh mà còn ở cả phương pháp điều chỉnh của nó. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng hợp những cách thức mà luật tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cũng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó như phương pháp điều chỉnh của các ngành luật khác. Do đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cơ bản là quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật như toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với những người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như đương sự, người đại diện'của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ này bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.
Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ tụng bằng phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau; các chủ thể khác đều phải phục tùng toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự. Các quyết định của toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự có giá trị bắt buộc các chủ thể tố tụng khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở chỗ toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát các hoạt động tố tụng. Đe thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan này phải có những quyền Ịực pháp lý nhất định đối với các chủ thể tố tụng khác. Do đó, ở các quan hệ do luật tố tụng dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hằnh án dân sự với các chủ thể khác.
Tuy vậy, ngoài phương pháp mệnh lệnh, luật tố tụng dân sự còn điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp định đoạt vì các quan hệ pháp luật nội dung toà án có nhiệm vụ giải quyết trong các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự. Do vậy, để bảo đảm quyền tự quyết định quyền lợi của các đương sự trong tổ tụng, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa toà án với các đương sự phắt sinh trong quá trình tố tụng bằng phương pháp định đoạt. Theo đó, các đương sự đửợc tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước toà án. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thoả thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.
Như vậy, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các qũan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt. Trong đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu nhất là phương pháp mệnh lệnh.
5. Điều 186 bộ luật tố tụng dân sự
Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là một số thông tin về điều 186 bộ luật tố tụng dân sự 2015. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận