Tìm hiểu về điều 18 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (PCBTN) được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008. Với tính chất là một đạo luật chuyên ngành, Luật PCBTN đã bao quát đầy đủ các nội dung liên quan đến phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tao cơ sở pháp lý quan trong cho cuộc đấu tranh phòng, chống đại dịch COVID-19 ở nước ta hiện nay. Trong bài viết này ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về điều 18 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất

Tìm Hiểu Về điều 18 Luật Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Mới Nhất

Tìm hiểu về điều 18 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất

1. Nội dung Điều 18 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm

Điều 18 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 có nội dung như sau:

Điều 18. Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt

1. Người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.

2. Việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

- Cơ sở giáo dục phải xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, xa nơi ô nhiễm, đủ nước sinh hoạt, công trình vệ sinh; phòng học phải thông thoáng, đủ ánh sáng; thực phẩm sử dụng trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn.

- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, lao động và vệ sinh môi trường.

- Đơn vị y tế của cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh; kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh trong cơ sở giáo dục.

3. Vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

- Nước sạch phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Cơ sở cung cấp nước sạch có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật, giữ gìn vệ sinh môi trường, tự kiểm tra để bảo đảm chất lượng nước sạch.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sạch do các cơ sở cung cấp; kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại các cơ sở cung cấp nước sạch.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, không để ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; tạo điều kiện cho việc cung cấp nước sạch.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, không để ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

4. Vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

- Việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt hoặc làm phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác để tránh làm lây truyền bệnh cho người.

5. Vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

- Tổ chức, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm cho thực phẩm không bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và thực hiện các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm; có trách nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

6. Vệ sinh trong xây dựng theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

- Công trình khi xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh trong xây dựng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm chỉ được xây dựng sau khi có thẩm định của cơ quan y tế có thẩm quyền về báo cáo đánh giá tác động sức khoẻ.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, các cơ sở có nguy cơ làm lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bảo đảm vệ sinh trong xây dựng.

Trên đây là bài viết Tìm hiểu về điều 18 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.432 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    44-4

    Cách kiểm tra mã số doanh nghiệp chi tiết

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Khi bạn bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam, một trong những khía cạnh quan trọng là thủ tục thành lập ...

    Lượt xem: 1.449

    45-7

    Kiểm tra mã số đồng hồ Rolex

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Có thể thấy, với những phiên bản thiết kế mới nhất của thương hiệu đồng hồ Rolex thường thể hiện ...

    Lượt xem: 2.666

    47-7

    Kiểm tra mã số bằng đại học thật giả online

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Trong chiều ngày 26/12/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức một sự ...

    Lượt xem: 1.684

    48-5

    Cách tra mã số vụ án nhanh nhất hiện nay

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Trong xã hội pháp luật, việc tiếp cận thông tin về quyết định của Tòa án là một yếu tố quan trọng ...

    Lượt xem: 3.745

    49-6

    Tra mã số vợt Yonex phân biệt thật giả

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Vợt cầu lông Yonex là chiếc vợt đến từ thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, với những đặc tính ...

    Lượt xem: 1.796

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo