Để xây dựng, thực hiện một chương trình, dự án đầu tư công cần rất nhiều thời gian và qua nhiều công đoạn khác nhau. Bởi sức ảnh hưởng của chương trình dự án đó ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị, xã hội và cả môi trường của một vùng, một tỉnh. Vì vậy cần có sự chuẩn bị và xem xét một cách cẩn thận, tính toán các khả năng và quy mô của chương trình, dự án đó đến đời sống xã hội. Mặt khác để xây dựng, dầu tư một chương trình, dự án đầu tư công cần tiêu tốn đến nguồn ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương, dự án càng lớn càng tiêu tốn nhiều hơn. Vậy để có thể quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công cần dáp ưng những điều kiện gì? Điều 18 Luật Đầu tư công 2019 quy định về Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Khái niệm
Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công (theo Khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019).
Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (theo Khoản 8 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019).
Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công (theo Khoản 13 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019).
2. Điều 18 Luật Đầu tư công quy định về Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công
Theo Điều 18 Luật Đầu tư công 2019 quy định các điều kiện để quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công như sau:
+ Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
+ Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
+ Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
+ Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
+ Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
Như vậy, để quyết định chủ trường đầu tư chương trình, dự án đầu tư công cần xem xét, đáp ứng các điều kiện trên một cách toàn diện. Trước hết phải phù với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt. Đó phải là chương trình, dự án đầu tư mới, hoặc tiếp nỗi dự án trước đó, không được trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư. Tiếp theo là phù hợp với nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn. Và chương trình, dự án đó phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
3. Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư
Theo Khoản 6 Điều 18 Luật Đầu tư công 2019 quy định các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
+ Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
+ Nhiệm vụ quy hoạch;
+ Dự án đầu tư công khẩn cấp;
+ Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, những dự án, nhiệm vụ trên đây sẽ không cần phải có quyết định chủ trương đầu tư, mà thực hiện theo các bước được pháp luật quy định.
4. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý
Theo Điều 26 Luật Đầu tư công 2019 quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý như sau:
Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
+ Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
+ Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
+ Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo, thì người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương từ đó quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
5. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý
Theo Điều 27 Luật Đầu tư công 2019 quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
+ Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
+ Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý;
+ Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
Ủy ban nhân dân có trách nhiêm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
Trên đây là Điều 18 Luật đầu tư công 2019 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận