Việc đăng ký kết hôn là một thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu chung sống với nhau mà pháp luật có quy định giải quyết hậu quả nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ đề cập đến nội dung được quy định tại điều 16 luật hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 16 luật hôn nhân và gia đình 2014
1. Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì có thể hiểu Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn.
Theo đó tại Điều 14 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cũng nêu rõ hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
2. Hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Trường hợp người nam và người nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận. Do đó, đương nhiên trong mối quan hệ này cũng sẽ không làm phát sinh những quyền cũng như các nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Cụ thể như:
– Những quyền và các nghĩa vụ về nhân thân giữa người vợ và người chồng. Ví dụ: Quyền bình đẳng, ngang nhau về mọi mặt của vợ và chồng trong gia đình; Nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, chung thủy với nhau, …
– Quyền đại diện giữa vợ và chồng. Ví dụ: Quyền được đại diện cho nhau trong các giao dịch khi kinh doanh hay một trong các bên bị mất, hạn chế về năng lực hành vi dân sự
3. Nội dung quy định điều 16 luật hôn nhân và gia đình 2014
Tại điều 16 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cách giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Theo đó, vấn đề tài sản, nuôi con được giải quyết theo quy định của Luật HN&GĐ như sau:
-Nếu hai bên đã có con chung thì quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn: tức là vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Hoặc nếu xét thấy một trong hai người mà có đủ các điều kiện như: thu nhập hàng tháng, có nơi sinh sống ổn định, có thời gian chăm sóc tốt cho con,... và xem xét nguyện vọng của hai cháu muốn ở với ai thì tòa sẽ quyết định ai được quyền nuôi con.
- Về vấn đề tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về điều 16 luật hôn nhân và gia đình 2014. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận