Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con được pháp luật hôn nhân gia đình điều chỉnh, đồng thời quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để hiểu hơn về Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

1. Nội dung quy định Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 15 Luật Hôn Nhân Và Gia đình Năm 2014Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ nhân thân

- Cha mẹ có quyền đại diện cho con theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đây là quyền nhân thân của cha mẹ đối với con, đặc biệt là con chưa thành niên. Chỉ khi người con chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cả cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ thì khi đó người con chưa thành niên mới cần sự giám hộ của người khác, và khi đó người giám hộ mới có thể đại diện cho người con chưa thành niên khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Quyền nhân thân này đặt ra chủ yếu là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người con chưa thành niên, sau đó là đảm bảo quyền của cha mẹ trong mối quan hệ với các chủ thể khác có liên quan. Đối với con đã thành niên mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ chỉ đại diện cho người con đó khi cha mẹ với tư cách là người giám hộ. Trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn vẫn có đầy đủ quyền này đối với con cho dù người con đó chỉ do một bên trực tiếp nuôi dưỡng hoặc do người khác nuôi dưỡng.

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con:

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình tốt nhất cả về thể chất và tinh thần. Cha mẹ phải định hướng cho con về lựa chọn nghề nghiệp... (Điều 71,72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

- Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

Pháp luật quy định mối quan hệ giữa cha mẹ và con trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng và dân chủ, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, mang đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con cái có nghĩa vụ lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ thể hiện tôn ti trật tự trong gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó pháp luật cũng ghi nhận quyền tự quyết định của người con, không hoàn toàn phụ thuộc vào những ý kiến, quan điểm của cha mẹ (Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Quyền và nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ là quyền bình đẳng đối với các con, không có sự phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú, con ngoài giá thú. Ngược lại, quyền và nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con là bình đẳng giữa cha mẹ. Mọi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, hành hạ cha mẹ sẽ bị xử lý theo pháp luật tùy vào mức độ vi phạm.

Quyền và nghĩa vụ tài sản

- Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng là quyền nhân thân gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con, với tư cách là con chưa thành niên, khi cha mẹ ly hôn, khi xác định được cha mẹ cho mình thì người con chưa thành niên đương nhiên được nuôi dưỡng, cấp dưỡng mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Nếu người cha, người mẹ có nghĩa vụ mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì người con chưa thành niên sẽ được bảo vệ quyền được nuôi dưỡng, cấp dưỡng của mình bằng nhiều phương thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

Đối với người đã thành niên với tư cách là con hoặc với tư cách là cha mẹ chỉ được nuôi dưỡng, cấp dưỡng khi đáp ứng được những điều kiện nhất định, đó là không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra

Theo quy định của Điều 399 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cha mẹ bồi thường thiệt hại cho con như sau: Đối với con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại: Nếu người con đó không trong thời gian học tại trường học quản lý hoặc trong thời gian trường học quản lý nhưng trường học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu cha mẹ không đủ tài sản để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Trong trường hợp vợ, chồng đã ly hôn mà người con gây thiệt hại thì vẫn xác định đây là trách nhiệm chung của vợ chồng với tư cách là cha mẹ của người con đã gây thiệt hại.

Đối với con chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì trước tiên người con đó phải bồi thường bằng tài sản riêng của minh, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Đối với con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại, nếu không trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý hoặc trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý nhưng những cơ sở này không có lỗi trong việc quản lý thì người giám hộ sẽ dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp vợ, chồng với tư cách là cha mẹ và là người giám hộ cho con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà gây thiệt hại thì đương nhiên cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho con do cha mẹ có lỗi trong việc quản lý người con đó.

- Cha mẹ có quyền quản lý và định đoạt tài sản của cơ

Điều 75,76,77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận một số quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:

- Ghi nhận quyền có tài sản riêng của người con.

- Người con chưa thành niên được quyền quản lý tài sản riêng của mình hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

- Cha mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp người tặng cho con tài sản, người để lại di chúc cho con tài sản đã chỉ định người khác quản lý tài sản cho người con đó hoặc cha mẹ bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc con được người khác giám hộ.

- Cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự phải vì lợi ích của người con đó, nếu con từ 9 tuổi trở lên có tính đến nguyện vọng của người con đó.

- Người con chưa thành niên có quyền định đoạt tài sản riêng của mình trừ trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.

- Người con chưa thành niên nếu có thu nhập có nghĩa vụ chăm lo và đóng góp vào nhu cầu đời sống chung của gia đình nếu sống chung với cha mẹ.

- Cha mẹ và con có quyền thừa kế tài sản của nhau:

- Cha mẹ và con là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau.

- Cha mẹ được hưởng tài sản của con không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

- Con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự được hưởng tài sản của cha mẹ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Về căn cứ: Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên khi: Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con; cha, mẹ phá tán tài sản của còn; cha, mẹ có lối sống đồi truy hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 85,86,87 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Về phạm vi: Tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Cần xác định khi cha mẹ vi phạm quyền đối với người con nào thì sẽ hạn chế quyền đối với người con đó.

Về quyền yêu cầu: Những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên: Cha, mẹ, người giám hộ; Người thân thích; Hội Liên hiệp phụ nữ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

Về hậu quả pháp lý: Nếu một bên cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người còn lại thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, đại diện theo pháp luật cho con. Người bị hạn chế vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng con nhưng không được trực tiếp chăm sóc, giáo dục con. Nếu cả cha mẹ đều bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì cha mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng con nhưng người giám hộ cho con sẽ là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục cọn và quản lý tài sản cho con.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo