Điều 15 Hiến pháp Việt Nam 1992

Chế độ kinh tế theo Hiến pháp 1992

Mục đích phát triển kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Phương hướng phát triển kinh tế là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp 1992 xác định chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Các thành phần kinh tế được ghi nhận gồm có: thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành, lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Phương pháp quản lý của nhà nước về kinh tế được Hiến pháp 1992 xác định là nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.

2. Chế độ kinh tế được quy định trong hiến pháp trên thế giới và Hiến pháp Việt Nam

Hiến pháp là bản văn quy định về lĩnh vực hoạt động của nhà nước, lĩnh vực chính trị. Cũng như lĩnh vực khác thuộc thượng tầng kiến trúc, chính trị rất phụ thuộc vào kinh tế -cơ sở hạ tầng. Đó là mối quan hệ biện chứng mà chủ nghĩa Mác đã chỉ ra giữa chính trị và kinh tế. Kinh tế quyết định chính trị, nhưng bản thân chính trị cũng có tác động ngược trở lại đến sự phát triển của kinh tế. Sở dĩ chế độ kinh tế cũng như các chế độ văn hóa - xã hội khác phải được quy định trong Hiến pháp, vì xét cho cùng, sự phát triển chính trị đều có mục tiêu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hiến pháp Việt Nam thường có chương riêng quy định về chế độ kinh tế. Tại Hiến pháp 1946, chế độ kinh tế nước ta còn là tự nhiên, tự do với nền kinh tế nhiều thành phần, đúng với mục tiêu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới .

Điều 9 Hiến pháp năm 1959

"Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.

Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân."

đã xác lập một chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội (CNXH), biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) với công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Mặc dù như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 thừa nhận sở hữu tư nhân như nhiều Hiến pháp của các nhà nước - theo mô hình Hiến pháp thứ nhất - nhưng sau đó Nhà nước lại có chủ trương đẩy mạnh công cuộc cải tạo XHCN, nhanh chóng xóa bỏ các hình thức sở hữu phi XHCN, tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của nhà nước đối với kinh tế bằng các công cuộc cải cách ruộng đất, và cải tạo công thương, đưa người nông dân vào Hợp tác xã.

Chương 2 Hiến pháp 1980" quy định về chế độ kinh tế " Hiến pháp đã dành một chương riêng quy định một chế độ kinh tế thuần túy XHCN với một nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với hai hình thức sở hữu tương ứng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Thực hiện một chế độ quản lý kinh tế theo kế hoạch tập trung thống nhất kết hợp quản lý theo ngành, theo địa phương và vùng lãnh thổ.

Chế độ kinh tế trong Hiến pháp Việt Nam 1992, quy định tại Chương II, được xác định là hướng đến phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN (Điều 15). Đây là một bước tiến nếu so với đường lối kinh tế kế hoạch, tập trung, và sử dụng tem phiếu mà đã gây ra khủng hoảng kinh tế xã hội trước đó. Hiến pháp 1992 quy định những nội dung mới về chế độ kinh tế như chính sách kinh tế, hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, quản lý kinh tế, kinh tế đối ngoại... (Điều 16) xác định rõ các mục đích của chính sách kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân... Tuy nhiên, việc quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng vói kinh tế tập thế là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, tỏ ra không phù hợp với thực tế. Thêm vào đó, các quy định về sở hữu toàn dân về đất đai, định hướng phát triển 'kinh tế thị trường XHCN"...gây ra nhiều tranh cãi. Những điều này được cho là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây, là một trong những lý do dẫn đến cần phải cải cách kinh tế và sửa đổi hiến pháp.

Trên cơ sở kế thừa quy định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Điều 50). Hiến pháp năm 2013 quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (Điều 51); khẳng định kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (877 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo