Phân tích Điều 139 BLHS 1999 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Việc cập nhật các nội dung, thông tin mới nhất về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là một trong những điều cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hành vi này đang dần biến tướng một cách tinh vi hơn như hiện nay. Đây là hành vi phạm tội đáng bị xã hội lên án, đã và đang gây ra những tổn thất, thiệt hại không chỉ đối với cá nhân các nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, an toàn trật tự xã hội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Phân tích Điều 139 BLHS 1999 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo Chiếm đoạt Tài Sản Dưới 1 Triệu Có Bị Khởi Tố Không
Phân tích Điều 139 BLHS 1999 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu (2 triệu) đồng đến dưới năm mươi (dưới 50 triệu) triệu đồng hoặc dưới hai triệu (hai triệu) đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu (6 tháng) tháng đến ba (3 năm) năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm (2 năm) đến bảy (7 năm) năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu (50 triệu) đồng đến dưới hai trăm triệu (dưới 200 triệu) đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm (7 năm) đến mười lăm năm (15 năm):

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu (200 triệu) đồng đến dưới năm trăm triệu (500 triệu) đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm (12 năm) đến hai mươi (20 năm) năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hiện nay, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

2. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự đối với các tội xâm phạm sở hữu khác, theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo quy định trên Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

3. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu tài sản. Điểm khác biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội khác như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Do đó, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội khác như tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

4. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành động “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối.

Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản.

5. Mặt chủ quan của tội phạm

Mong muốn của người phạm tội khi thực hiện hành vi là chiếm đoạt tài sản, do đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý. Mong muốn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi. Có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là nội dung về Phân tích Điều 139 BLHS 1999 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo