Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

1
Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự

1.  Khái niệm tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng( cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án); người tiến hành tố tụng (thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viện; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm và thư kí tòa án); người tham gia tố tụng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người giám định và người phiên dịch), của cá nhân, cơ quan và tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật tố tụng hình sự.

2. Bộ luật Tố tụng Hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hánh án hình sự, bao gồm các giai đoạn tố tụng hình sự chính là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định của tòa án do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Theo đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

3. Mục đích của tố tụng hình sự

-TTHS có mục đích “phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”.

-TTHS Việt Nam cũng có mục đích “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

4. Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

  • Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
  • Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
  • Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
  • Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
  • Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
  • Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
  • Xác định sự thật của vụ án
  • Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
  • Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
  • Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
  • Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng
  • Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
  • Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
  • Toà án xét xử tập thể
  • Xét xử công khai
  • Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án
  • Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
  • Giám đốc việc xét xử
  • Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Toà án
  • Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
  • Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
  • Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
  • Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng
  • Phát hiện và khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội
  • Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
  • Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan
  • Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra
  • Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
  • Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

5. Các chức năng , nhiệm vụ chủ yếu của tố tụng hình sự

– Bảo vệ chế độ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức
Luật tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thông qua luật tố tụng hình sự, Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bảo vệ lợi ích của nhà nước.Mặt khác, Nhà nước là của nhân dân vì vậy quyền lợi của nhà nước cũng là quyền lợi của đại nhân dân lao động, luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
- Đấu tranh phòng và chống tội phạm
Luật tố tụng hình sự là công cụ sắc bén của nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, thể hiện quyền lực của nhà nước, quyền lực của nhân dân một cách mạnh mẽ, công khai và trực tiếp. Các quy định của luật tố tụng hình sự thể hiện rõ nét tính quyền lực của nhà nước. Luật tố tụng hình sự tạo căn cứ pháp lí để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện nhanh chóng, xử lí kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, thể hiện sức mạnh cưỡng chế của nhà nước đối với tội phạm và người phạm tội.
- Giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm,
Luật tố tụng hình sự là phương tiệ quan trọng để giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống, xã hội chủ nghĩa. Các vi phạm pháp luật này là căn cứ để người tiến hành tố tụng ý thức rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của mình, giúp cho người tham gia tố tụng nhận thức rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ có thể bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ. Luật tố tụng hình sự còn quy định những biện pháp có ý nghĩa khuyến khích, động viên đối với những người thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và những biện pháp xử lí đối với những người đã vi phạm pháp luật , những quy định đó cũng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục ý thức pháp luật của công dân. Mặt khác luật tố tụng hình sự còn quy định những nguyên tắc, những hình thức cụ thể để mọi người đều tham gia góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự. Những quy định đó nhằm tác động đến ý thức, phát huy tính chủ động, tích cực của mọi công dân tham gia vào cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm

6. Các giai đoạn của tố tụng hình sự.

Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn:

-Khởi tố vụ án hình sự là giai doạnđầu tiên của tố tụng hình sự trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

-Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập kiểm tra và đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội

-Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước tòa bằng bản cáo trạng hoặc ra quyết định tố tụng khác nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự theo quy định của pháp luật

-Xét xử:

+Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tức tòa án tiến hành giải quyết và xử lí vụ án bằn việc ra bản án hoặc các quyết định cần thiết khác.

+Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tức tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

-Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

-Thủ tục đặc biệt gồm tái thẩm và giám đốc thẩm, trong đó tòa án xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện cí vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Các yếu tố này trong tổng thể là xương sống của tố tụng hình sự. Những yếu tố đó hợp thành một hệ thống tố tụng hình sự thống nhất, nhất quán với nhau, trong đó mục đích của tố tụng hình sự là yếu tố quan trọng nhất, chi phối các yếu tố khác. Mục đích nào thì sẽ đặt ra những yêu cầu đòi hỏi như vậy cho các hoạt động tố tụng hình sự, tức là các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đến lượt chúng, cùng với mục đích, các nguyên tắc của tố tụng hình sự là điểm xuất phát để xác định chức năng, vị trí và các mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng hình sự, phương thức của việc bảo đảm chứng cứ và của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự.

7. Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều 133. Biên bản

1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.

Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.

Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.

Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.

Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo