Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Vậy quyền của viên chức về nghỉ ngơi được quy định như thế nào trong Luật viên chức năm 2010? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Viên chức là gì?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).
Điều 13 Luật viên chức năm 2010
Điều 13 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
- Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
- Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
- Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ ngơi của viên chức
Thông thường như chúng ta thấy trên thực tế thì thời giờ nghỉ ngơi là thời gian theo quy định hoặc theo thoả thuận, người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, có quyền tự do sử dụng theo nhu cầu của mình. và căn cứ theo từng đối tượng sẽ có những quy định được tạo ra nhằm đảm bảo cho người lao động có những quyền lợi nhất định khi tham gia vào quan hệ lao động và đương nhiên viên chức cũng vậy.
Như vậy thông qua quyd dịnh này ta thấy pháp luật đã đưa ra những chế độ nghỉ ngơi đối với viên chức avf viên chức có quyền được nghỉ ngơi theo chế độ này, Ngoài ra thì có thể căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm: nghỉ giữa ca (ít nhất nửa giờ, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ chuyển ca (ít nhất 12 giờ), nghỉ hàng tuần (ít nhất một ngày – 24 giờ liên tục), nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận nghỉ không hưởng lương. Tuỳ từng trường hợp, người lao động có thể được hưởng một số quyền lợi trong thời gian nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật, như: được hưởng tiền lương, được tính là thời gian làm việc để giải quyết các chế độ khác…
Không chỉ đối với viên chức mà xuất phát từ việc nhận thức làm việc và nghỉ ngơi là quyền cơ bản của người lao động trong quan hệ lao động, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp lí có giá trị cao.
Trên phương diện pháp luật quốc tế, người lao động trên thế giới được hưởng chung khung thời gian làm việc nghỉ ngơi do các tổ chức quốc tế toàn cầu như Liên họp quốc (UN), Tổ chức Lao động quốc tế… đưa ra. về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, Tổ chức Lao động quốc tế đã đưa ra nhiều công ước và khuyến nghị quan trọng..
Giống như hầu hết các quốc gia khác, Việt Nam cũng ghi nhận quyền làm việc và nghỉ ngơi trong văn bản có giá trị pháp lí cao nhất – Hiến pháp ở các giai đoạn và rất nhiều các văn bản luật khác. Trong lĩnh vực lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chương độc lập trong Bộ luật lao động năm 2019 (Chương VII) với những quy định chung. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các đơn vị sử dụng lao động cụ thể hoá chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện riêng của đơn vị mình.
Như vậy ta thấy pháp luật quy định về chế độ nghỉ ngơi như trên là rất hợp lí và thông qua đó ta thấy việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể ở các quốc gia khác nhau đều chủ yếu dựa trên cơ sở điều kiện phát triển của kinh tế với yếu tố quan trọng là năng suất lao động ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội, phong tục tập quán… cũng có những tác động nhất định. Điều này cũng lí giải cho một thực tế là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các quốc gia khác nhau có sự khác nhau, thậm chí ngay ở các quốc gia được đánh giá có trình độ kinh tế-xã hội tương đương nhau vẫn có sự khác nhau nhất định.
Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về Điều 13 Luật viên chức. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận