Điều 13 Luật Giao thông đường bộ

Đi lấn làn đường (lấn tuyến/Đi sai làn đường) là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng (nếu đi trên cao tốc). Luật ACC xin tư vấn và giải đáp một số vướng mắc về lỗi đi sai làn đường theo quy định hiện nay, Cụ thể tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây:

120133092 1254474161596194 340 6940 7945 1601277942

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ

1. Căn cứ pháp lý

Điều 13 Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

“ Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

2. Quy định về vạch kẻ phân làn đường

Theo Khoản 1, Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được quy định ở trên, vạch kẻ phân làn đường (hay còn gọi là vạch kẻ đường) được hiểu là :

+ Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. .( Căn cứ theo Điều 52, Chương 10, QCVN 41: 2019/BGTVT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019).

+ Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy ( Căn cứ theo Điều 52, Chương 10, QCVN 41: 2019/BGTVT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019).

+ Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch khác) và vạch đứng (Căn cứ theo Điều 53, Chương 10, QCVN 41: 2019/BGTVT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019), các vạch được kẻ như sau : Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường; Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy; Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.

+ Thông thường thì có 3 làn đường và người điều khiển phương tiện giao thông chỉ được đi vào một làn đường, bao gồm : Làn thứ nhất (được ký hiệu là ô tô) là làn đường này chỉ cho phép ô tô đi vào ; Làn thứ 2 ( có kí hiệu ô tô ở trên, xe máy ở dưới) là làn đường này dành cho cả ô tô và xe máy ; Làn thứ 3 (có kí hiệu xe máy ở trên, xe thô sơ ở dưới) là làn này dành cho cả xe máy và xe thô sơ.

Trường hợp chuyển làn không đúng nơi cho phép, không có tín hiệu báo trước sẽ bị xử phạt theo Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể là :

+ Đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc hoặc không có tín hiệu báo trước thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

+ Các trường hợp căn cứ tại Điểm g, Khoản 5, Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị phạt tiền từ 3.000.000-5.000.000 triệu đồng được quy định như sau :

“  g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc; ”

3. Phân tích khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ

Theo Khoản 2, Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được quy định, trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái, trường hợp làm trái với quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như sau :

+ Đối với xe thô sơ khi đi sai làn đường của mình sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000-100.000 đồng (Căn cứ theo Khoản 1, Điểm a, Điều 8, Nghị định số 100/2019, ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

+ Đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định thì sẽ bị phạt ừ 400.000-600.000 đồng (Căn cứ theo Điểm c, Khoản 3, Điều 7, Nghị định số 100/2019, ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

4. Xử lý trường hợp di chuyển với tốc độ sai quy định

Theo Khoản 3, Điều 13, Theo Khoản 2, Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được quy định, trường hợp phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ sai quy định, sai làn thì sẽ bị xử lý như sau:

+ Trường hợp người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy sẽ bị phạt từ 400.000-600.000 đồng (Căn cứ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 100/2019, ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

+ Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông sẽ bị phạt từ 200.000-300.000 đồng (Căn cứ theo Điểm c, Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 100/2019, ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Trong khi tham gia giao thông, chúng ta cần phải chấp hành tốt hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, các biển báo giao thông, đi đúng phần đường, làn đường dành cho phương tiện theo quy định của pháp luật, để giữ gìn an toàn giao thông cho chính bản thân mình và cho mọi người. Bài viết trên đây, Luật ACC đã hướng dẫn mọi người việc sử dụng làn đường theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ.

Vì vậy chúng ta cần phải nghiêm túc, chấp hành tốt đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình trong khi tham gia giao thông. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    C
    Nguyễn Cường
    Tôi muôn hỏi là..trường hợp trên đường có 2 hoặc 2 làn cùng chiều..có 2 làn cơ giới,làn 1 thì các loại cơ giới cùng đi,làn 2 thì chỉ có hình xe cơ giới dưới 16 chỗ được đi..vậy cho hỏi ở làn 1 phía trước xe tôi họ đi quá chậm nhưng xe tôi thì trên 16 chỗ đã xi nhan đá đèn với xe phía trước được đi tròng 2 làn..vậy trường hợp này xe tôi có được vượt bên phải bằng làn 2 không..xin cảm ơn
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    cảm ơn anh / chị đã quan tâm bài viết của ACC. Quý khách liên hệ 1900 3330 để được hỗ trợ cụ thể ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo