Điều 129 bộ luật dân sự 2015

2007

Các giao dịch dân sự có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, giao dịch dân sự là giao dịch rất phổ biến và diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Cũng chính bởi vì vậy mà Bộ luật Dân sự 2015 đã có cả một Chương VIII để quy định cụ thể về vấn đề này. Pháp luật cũng đã nêu rõ các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu để nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự trong đời sống xã hội. Vậy, giao dịch dân sự vô hiệu là gì và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam.

Theo Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:

– Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

– Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 được áp dụng với hợp đồng, chúng ta nhận thấy:

– Hình thức của hợp đồng là phương tiện thể hiện nội dung của hợp đồng. Có hai trường hợp hợp đồng được coi là không tuân thủ về hình thức đó là

+ Hình thức văn bản không đúng quy định của pháp luật.

+ Hình thức văn bản vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực.

– Điều kiện để hợp đồng không tuân thủ hình thức được Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực đó là tồn tại trên thực tế việc một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ hợp đồng.

Theo đó, ta nhận thấy đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện và đối tượng phải xác định được. Như vậy, theo Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 việc thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể hiểu là:

+ Một bên hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần ba vật.

+ Đã chuyển giao ít nhất hai phần ba quyền.

+ Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền hoặc giấy tờ có giá. (4). Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện ít nhất hai phần ba công việc đã thỏa thuận.

Trên thực tế, không phải việc một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì hợp đồng đó đương nhiên có hiệu lực, mà cũng cần có thêm điều kiện cụ thể là: theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, sau khi xem xét đầy đủ các điều kiện của hợp đồng như đã nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.

Những giao dịch mà pháp luật quy định phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải được đăng ký giao dịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên tham gia giao dịch phải tuân theo những hình thức, thủ tục xác lập giao dịch, nếu vi phạm thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu.

Trên thực tế, có nhiều giao dịch về nhà ở và quyền sử dụng đất được các bên xác lập, nhưng các bên chủ thể hoặc một bên chủ thể không quan tâm hoặc cố ý không thực hiện hình thức và thủ tục của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng. Để đến khi có tranh chấp sẽ gây ra những phức tạp và lãng phí về tài sản và thời gian của các bên tham gia tranh tụng. Với mục đích thừa nhận các giao dịch tuy có vi phạm về hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, nhưng trên thực tế các bên đã thực hiện cho nhau các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự đó một phần hoặc toàn bộ, thì không thể tuyên giao dịch này vô hiệu.

Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành đã phản ánh yêu cầu tôn trọng sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên đương sự. Trên thực tế thì hình thức không phải là ý chí của các bên mà chỉ là phương tiện biểu đạt ý chí của các bên. Chính bởi vì thế nếu phương tiện biểu đạt lại quyết định hủy bỏ kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện cam kết của các bên thì được coi là đã không coi trọng, thậm chí là coi nhẹ ý chí của các bên. Bởi vậy cho dù hình thức của văn bản chưa được các bên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật nhưng các bên thực sự đã thống nhất ý chí, hoàn toàn tự nguyện và đã thực hiện theo sự thống nhất đó thì không nên áp đặt sự vô hiệu, chấm dứt hiệu lực đối với giao dịch dân sự mà các chủ thể đã xác lập.

Điều 129 nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự phức tạp, đặc biệt là những tranh chấp về giao dịch nhà ở và quyền sử dụng đất. Trên thực tế, có nhiều giao dịch về nhà ở và quyền sử dụng đất (đặc biệt đất dùng vào việc xây dựng nhà ở) được xác lập, nhưng các bên chủ thể hoặc một bên chủ thể không quan tâm hoặc cố ý không thực hiện hình thức và thủ tục của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, khi có tranh chấp, gây ra những phức tạp và lãng phí về tài sản và thời gian của các bên tham gia tranh tụng. Với mục đích thừa nhận các giao dịch tuy có vi phạm về hình thức, thủ tục luật định, nhưng trên thực tế các bên đã thực hiện cho nhau các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch một phần hoặc toàn bộ, thì không thể tuyên giao dịch này vô hiệu.

Điều 129 phản ánh yêu cầu tôn trọng sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên đương sự. Bởi vì, xét về bản chất, hình thức không phải là ý chí của các bên mà chỉ là phương tiện biểu đạt ý chí của các bên (như lời nói, hành vi, văn bản). Do đó, nếu phương tiện biểu đạt lại quyết định hủy bỏ kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện cam kết của các bên thì ở góc độ nhất định, có thể hiểu tương ứng với sự không coi trọng, thậm chí là coi nhẹ ý chí của các bên. Chính vì vậy, cho dù hình thức của văn bản chưa được các bên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật nhưng các bên thực sự đã thống nhất ý chí, hoàn toàn tự nguyện và đã thực hiện theo sự thống nhất đó thì không nên áp đặt sự vô hiệu, chấm dứt hiệu lực đối với giao dịch dân sự họ đã xác lập.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo