Biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”

Biện pháp khẩn cấp tạm thời "cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định" là một trong số các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Sau đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn xin mời quý bạn đọc cùng nghiên cứu Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để hiểu rõ hơn về biện pháp này.

Anh Minh Hoa 18

Biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”

1. Quy định pháp luật

Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định

Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.

2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp chủ sở hữu tài sản bị thế chấp bất hợp pháp yêu cầu chấm dứt hành vi xử lý tài sản của bên thứ ba nhận thế chấp bằng tài sản đó.

2. Trường hợp áp dụng

“Cấm” là việc mà cơ quan có thẩm quyền không cho phép chủ thể thực hiện việc làm gì đó trái với quy định pháp luật. “Buộc” ở đây được hiểu là bắt buộc phải làm, phải tuân thủ theo các quy định. “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định” là việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể cấm thực hiện hành vi hoặc buộc phải thực hiện hành vi đó theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 8 Nghị quyết Số: 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS theo đó cụ thể:

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án là trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi cản trở quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc có hành vi khác gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

Thứ hai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết là trường hợp người bị ảnh hưởng không phải là đương sự trong vụ án nhưng việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người đó.

3. Thẩm quyền áp dụng

Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 112 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó,

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

4. Khó khăn của Tòa án trong việc lựa chọn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hiện tại, Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về cách thức áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong đó, không có quy định cụ thể nào về điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”.

Chỉ thị số 03/2019 cũng chỉ quy định về trường hợp “nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định nhưng thực chất hành vi bị cấm lại là hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp theo quy định tại Điều 121 và Điều 122 BLTTDS”, chứ không giải thích về bản chất, hay điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”.

Như vậy, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho quý bạn đọc về Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giải đáp được những thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề này.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo