Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về quy định điều 123 bộ luật hình sự thông qua bài viết dưới đây.
Để xác định một đối tượng có phải chịu tội giết người hay không chúng ta phải phân tích các yếu tố cấu thành tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự 2021.
Vì tội giết người là một tội có tính chất đặt biệt và có nhiều điểm tương đồng với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người hoặc vô ý làm chết người.
1. Tội giết người là gì?
Giết người là được xác định với lỗi cố ý. Vì thế, chúng ta không thể xác định tội giết người với lỗi vô ý được.
Nếu hành vi vô ý làm chết người thì được xác định là tội vô ý làm chết người, còn nếu có mục đích nhằm làm chết người đều được xem là tội giết người.
Có thể hiểu tội giết người là hành vi dùng vũ lực hoặc hình thức khác cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.
Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2. Các yếu tố cấu thành tội giết người
Chủ thể
Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Khách thể
Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người
Mặt khách quan.
- a) Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác
– Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
– Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
– Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:
+ Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
+ Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.
- b) Hậu quả.
Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Mặt chủ quan.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
- Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
3. Mức phạt cho tội giết người
Khung hình phạt cơ bản
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khung hình phạt tăng nặng
Phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với các dấu hiệu định khung hình phạt sau đây:
Giết 02 người trở lên.
Giết phụ nữ mà biết là có thai
Giết người dưới 16 tuổi.
Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người khi nạn nhân đang thi hành công vụ hoặc động cơ giết người có liên quan đến việc thi hành công vụ của nạn nhân ( vd: để trả thù nạn nhân vì thực hiện công vụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người phạm tội)
Giết ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo cô giáo của mình. Trong trường hợp này nạn nhân là người mà người phạm tội có nghĩa vụ biết ơn kính trọng.
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: là trường hợp động cơ của việc giết người là loại trừ sự cản trở của nạn nhân hoặc sự khai báo, tiết lộ của nạn nhân đối với việc thực hiện một tội phạm khác.
Để lấy bộ phận trên cơ thể nạn nhân.
Thực hiên tội phạm một cách man rợ: là trường hợp tội phạm làm nạn nhân đau đớn cao độ hoặc gây ra tâm lý khiếp sợ của người khác.
Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: là trường hợp người phạm tội lợi dụng nghề nghiệp của bản thân để giết người ( vd: bác sĩ lợi dụng việc điều trị cho bệnh nhân để giết họ).
Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
Thuê giết người hoặc giết người thuê.
Có tính chất côn đồ: là trường hợp hành vi giết người thể hiện tính hung hãn cao độ, coi thường quá mức tính mạng của người khác, người phạm tội giết người vì những duyên cớ nhỏ nhặt.
Có tổ chức
Tái phạm nguy hiểm
Vì động cơ đê hèn (vd: giết vợ hoặc giết chồng để lấy vợ hoặc chồng khác)
Hình phạt khác
Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.
Hình phạt cho chuẩn bị phạm tội
Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về điều 123 bộ luật hình sự mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận