Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012

Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực - điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền (CQ) biển đảo hiện nay. Đồng thời cũng ban hành Nghị định 51/2014/NĐ-CP Giao khu vực biển nhất định cho tổ chức cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển nhằm hướng dẫn luật biển Việt Nam 2012. Hãy cùng ACC tìm hiểu về Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012 thông qua bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả tham khảo.
Bài 3: Sức sống trên đảo Sinh Tồn Đông - Báo Long An Online
Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012

1. Luật Biển Việt Nam 2012 - Khẳng định chủ quyền Quốc gia

Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực - điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền (CQ) biển đảo hiện nay.

Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế..., khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến CQ, quyền CQ và các quyền khác.

Theo đó, mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng CQ, toàn vẹn lãnh thổ, quyền CQ, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.

Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa CQ, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ CQ, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải…

2. Căn cứ xây dựng Luật biển Việt Nam

Luật biển Việt Nam được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982; Nghị quyết Đại hội lần thứ X, Đại hội lần thứ XI của Đảng; các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Nhà nước về phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 30-5-2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Các Tuyên bố của Chính phủ về chế độ và phạm vi các vùng biển Việt Nam bao gồm: Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; và các văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành về biển.

- Tổng kết kinh nghiệm quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo và quá trình đổi mới việc quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia trong thời gian qua.

- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, các điều ước song phương về phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng như Hiệp định năm 1997 về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan, Hiệp định năm 2000 phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định năm 2003 phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia.

- Tham khảo kinh nghiệm quản lý, bảo vệ vùng biển và luật pháp về biển của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Úc, Ca-na-đa, Ấn Độ…

3. Sự cần thiết ban hành Luật biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.200 km, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Năm 1994, nước ta đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982, chúng ta đã khẳng định sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của công ước và từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật của ta để phù hợp với các quy định của Công ước. Điều đó có nghĩa nước ta có quyền hưởng và thực hiện các quyền hợp pháp của một quốc gia ven biển đồng thời chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo các quy định của Công ước. Trên thực tế, các nước ven biển đều có các luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa… Trong khi đó Việt Nam mới chỉ có một số văn bản pháp luật đề cập đến một số khía cạnh cụ thể có liên quan đến biển. Mặt khác, để vận dụng hiệu quả những nguyên tắc, quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, chúng ta cần xây dựng một bộ luật tổng quát về biển. Mục đích của việc xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, tạo cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển Việt Nam và quy chế pháp lý của các vùng biển đó; góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của Việt Nam.

Việc ban hành Luật biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Luật biển Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về cả đối nội và đối ngoại. Việc Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của đất nước. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản Luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam. Sau khi ban hành Luật biển Việt Nam, chúng ta đã đạt kết quả là làm cho các quy định pháp luật quốc gia hài hoà với các quy định của luật biển quốc tế, cụ thể là Công ước Luật Biển năm 1982. Việc này cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hoà bình đã chuyển một thông điệp: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982, thể hiện quyết tâm của nhà nước ta phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

4. Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012

Căn cứ tại Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012 quy định về Chế độ pháp lý của lãnh hải. Cụ thể:

- Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
- Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

Trên đây là bài viết về Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012 mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo