Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC

Sau hơn 12 năm thi hành, Luật Cạnh tranh 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong nội dung quy định. Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, cũng như phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế-xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, Luật Cạnh tranh 2018 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 thay thế cho Luật Cạnh tranh 2004 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Bài viết dưới đây của ACC về Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Chính thức có Luật Cạnh tranh 2018

Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC

I. Những quy định về thẩm quyền áp dụng chính sách khoan hồng

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 112 Luật cạnh tranh 2018 thì người đứng đầu của Cơ quan cạnh tranh (Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) là Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền quyết định việc cho miễn hoặc giảm mức xử phạt. Quy định này cũng giống như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới là Cơ quan cạnh tranh có quyền quyết định áp dụng chính sách khoan hồng để miễn hoặc giảm mức xử phạt cho đương đơn. Ở một số quốc gia trên thế giới cũng cho thấy khi Cơ quan cạnh tranh áp dụng chương trình khoan hồng để miễn hoặc giảm mức xử phạt thì cần có sự công nhận của các cơ quan có liên quan như Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan công tố, Cơ quan tòa án.

II. Nội dung Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 (Chính sách khoan hồng)

Điều 112. Chính sách khoan hồng

1. Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

3. Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;

b) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;

c) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;

d) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

5. Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:

a) Thứ tự khai báo;

b) Thời điểm khai báo;

c) Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.

7. Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:

a) Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;

b) Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.

III. Vai trò của chính sách khoan hồng

Thứ nhất, phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chính sách khoan hồng được áp dụng trước hết với các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các thỏa thuận. Họ là những người trực tiếp tham gia, nên họ sẽ cung cấp được các chứng cứ với tính chất là người “bên trong”. Các chứng cứ này có thể xoay quanh các nội dung như: các bên tham gia thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, cách thức liên lạc...

Thứ hai, tạo động lực cho các doanh nghiệp có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tự nguyện khai báo hành vi thỏa thuận của mình cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Qua đó, giúp cho việc thu thập các chứng cứ này của các cơ quan quản lý cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn.

Thứ ba, làm cho cơ quan quản lý cạnh tranh dễ dàng phát hiện, điều tra và xử lý hơn, Cơ chế khoan hồng tạo động lực cho các thành viên giữ lại chứng cứ về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ngay từ ban đầu, điều này làm cho cơ quan quản lý cạnh tranh dễ dàng phát hiện, điều tra và xử lý hơn, một khi hiệu quả thực thi pháp luật của cơ quan quản lý cạnh tranh tăng cao, nguy cơ doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị phát hiện và xử phạt cũng sẽ càng gia tăng. Trong tình thế đó, doanh nghiệp sẽ bị thúc đẩy chọn phương án chủ động tự tiết lộ hành vi vi phạm để xin được áp dụng biện pháp khoan hồng hơn là thụ động chờ bị cơ quan cạnh tranh phát hiện và xử lý nghiêm khắc.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 - Công ty Luật ACC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo