Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là hoạt động bắt buộc thực hiện trong tính chất quản lý nhà nước. Trong đó, các công việc được tiến hành bởi các công chức thuế và thanh tra thuế trong tính chất thực thi quyền lực nhà nước. Phản ánh đối với các kết quả trong vi phạm hay tính chất của thực hiện nghĩa vụ thuế. Vậy Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế được quy định nhau thế nào? Nội dung này đã được quy định cụ thể tại Điều 108 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn để bạn đọc hiểu rõ qua bài viết dưới đây.
Điều 108 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14
1. Quy định pháp luật
Điều 108. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.
2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Công tác tiến hành kiểm tra hay thanh tra mang đến kết quả phản ánh. Và kết quả này có thể được tồn tại với những tồn tại hay vi phạm khác nhau. Tính chất xử lý kết quả này hướng đến hiệu quả trong thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước hiệu quả. Trốn tránh nghĩa vụ hay những vi phạm có thể được hình thành. Do đó, phải quan tâm đến tính chất phản ánh trong xử lý kết quả kiểm tra. Công việc này cần tuân thủ theo quy định tại Điều 108 luật Quản lý thuế năm 2019.
Phân tích xử lý kết quả:
Kết quả của công tác kiểm tra hay thanh tra phải được xử lý. Có thể mang đến các quyết định trong xử lý vi phạm. Tất cả nhằm mang đến ý nghĩa hiệu quả cho các nghĩa vụ thuế thực hiện. Với kết quả phản ánh cho tính chất vi phạm của người nộp thuế, cần thiết tiến hành các công tác xử lý vi phạm. Từ đó đảm bảo cho tính chất nguồn thu hiệu quả của ngân sách nhà nước.
Các khoản hoàn thuế không phản ánh đúng giá trị, phản ánh nguồn thu ngân sách không được đảm bảo. Cần thu hồi lại số tiền hoàn để đảm bảo giá trị của nghĩa vụ được phản ánh đúng. Các vi phạm cần được xử phạt để đảm bảo cho tính quản lý và quyền lực nhà nước. Công việc này được đảm bảo thực hiện bởi các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 108.
Tính chất của những nghĩa vụ chưa được đảm bảo thực hiện hiệu quả, là dấu hiệu của trốn thuế. Hành vi này không đơn giản là những vi phạm hành chính mà là dấu hiệu của tội phạm. Khi thực hiện các hoạt động trong nền kinh tế với các giá trị được nhà nước tạo ra và xây dựng. Các quyền và lợi ích của chủ thể nộp thuế được nhà nước cung cấp. Do đó mà nghĩa vụ phải được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ, người nộp thuế phải chịu các chế tài xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 108.
Tính chất quản lý nhà nước được thực hiện. Khi cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ đến các cơ quan điều tra để làm sáng tỏ tính chất của vi phạm. Từ đó mà đảm bảo các trình tự, thủ tục trong xử lý vi phạm. Với các chế tài và công tác phối hợp với cơ quan nhà nước khác được phản ánh. Đảm bảo cho những hoạt động trái pháp luật phải được xử phạt. Vừa đảm bảo hiệu quả cho tính quyền lực của nhà nước. Vừa giáo dục và cưỡng chế công dân tuân thủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Tại Mục 6 Quyết định 746/QĐ-TCT năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành có quy định cụ thể về xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
6.1. Chậm nhất là 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra để trình Thủ trưởng cơ quan thuế về kết quả kiểm tra thuế (Mẫu số 08/QTKT ban hành kèm theo quy trình này) và dự thảo các quyết định xử lý về thuế (Mẫu số 20/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) hoặc kết luận kiểm tra thuế (Mẫu số 06/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC).
Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra (trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản kiểm tra), Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế theo Mẫu số 20/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Trường hợp không phải xử lý truy thu về thuế; không phải xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn không quá 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ký kết luận kiểm tra thuế.
Quyết định xử lý vi phạm về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế được gửi cho và các bộ phận sau:
- 01 bản gửi cho người nộp thuế.
- 01 bản trưởng đoàn kiểm tra lưu.
- 01 bản gửi cho bộ phận kê khai và kế toán thuế.
- 01 bản gửi cho bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
- 01 bản lưu tại bộ phận thực hiện kiểm tra thuế cùng với quyết định kiểm tra và biên bản kiểm tra thuế.
Quyết định xử lý vi phạm về thuế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử lý vi phạm về thuế. Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vi phạm đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử lý vi phạm đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
6.2. Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra (trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra), Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình thủ trưởng cơ quan thuế để ban hành quyết định xử lý sau kiểm tra, hoặc chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra hoặc xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ chuyển sang thanh tra gồm:
- Tờ trình nêu rõ lý do chuyển hồ sơ;
- Quyết định kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh dấu hiệu trốn thuế của người nộp thuế.
6.3. Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Hồ sơ chuyển giao cơ quan điều tra gồm:
- Quyết định chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền;
- Biên bản kiểm tra (bản sao);
- Kết quả giám định, xác minh (bản sao, nếu có);
- Chứng cứ hoặc biên bản niêm phong tang vật vi phạm (bản sao, nếu có)
- Tài liệu khác có liên quan (bản sao, nếu có).
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016.
Tham khảo Điều 39 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Điều 108 luật quản lý thuế số 38/2019/qh14. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc và hỗ trợ bạn đọc trọng việc tìm hiểu các quy định về thuế, luật quản lý thuế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận