Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rõ nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”.
1. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Căn cứ theo Điều 103 BLTTHS năm 2003 quy định Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền
- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
- Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
- Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Thực tiễn thực hiện Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ này của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có lúc, có nơi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí vẫn còn xảy ra vi phạm, thiếu sót làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thực tiễn cho thấy, quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, đây chính là đầu mối, là nguồn căn cứ đầu tiên để Cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra, xác minh, từ đó xác định có hay không có sự kiện phạm tội để thực hiện các biện pháp tố tụng tiếp theo. Song, trên thực tế, công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa thực sự được các cơ quan có trách nhiệm (Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát) quan tâm đúng mức. Vì vậy đã dẫn đến những vi phạm, thiếu sót mà phổ biến là tình trạng tố giác, tin báo về tội phạm chưa được tiếp nhận, xử lý đầy đủ và kịp thời; chưa được cơ quan điều tra thực hiện một cách chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, còn để xảy ra tình trạng quá hạn giải quyết; trình tự, thủ tục giải quyết chưa đảm bảo; việc xác minh điều tra thu thập chứng cứ để làm căn cứ giải quyết vụ việc còn sơ sài, thiếu chặt chẽ dẫn đến công dân có khiếu kiện bức xúc, kéo dài; hồ sơ giải quyết tin báo sắp xếp chưa khoa học...Những vi phạm, thiếu sót này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực từ 01/7/2004 nhưng trong một thời gian dài chưa được liên ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện cụ thể việc thi hành các quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố dẫn đến quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ngày 02/8/2013, liên ngành Trung ương (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Thông tư liên tịch số 06 đã quy định cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên...đã tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.
Sau hơn 01 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 06, mặc dù vẫn còn một số thiếu sót, tồn tại nhưng trên thực tế chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã được nâng lên nhiều.
3. Dịch vụ tư vấn Luật ACC
Trên đây là thông tin về Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về tố tụng, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể
Nội dung bài viết:
Bình luận