Điều 10 luật thi đua khen thưởng

Các cơ quan đơn vị phát động các phong trào thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể là rất phổ biến, hầu hết các cơ quan tổ chức đều thực hiên phong trào này. Việc phát động phong trào là một bước để thu được những kết quả, thành tích tốt nhất. Như vậy Căn cứ thi đua khen thưởng được pháp luật nước ta quy định như thế nào? Tham khảo qua bài viết bên dưới nhé.
Nghị định 91/2017: 5 điểm nổi bật trong thi đua, khen thưởng
Xét thi đua, Khen thưởng

1. Thi đua, khen thưởng là gì?

Thi đua, khen thưởng theo quy định Điều 3 Luật Thi đua khen thưởng là:
“Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng

Thi đua, khen thưởng là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, là động lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị – xã hội.
Công tác thi đua, khen thưởng là động lực của sự phát triển tích cực, là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý trí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân.

3. Nguyên tắc thi đua, nguyên tắc khen thưởng

Nguyên tắc thi đua:
 Nguyên tắc thi đua được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thi đua khen thưởng 2003 như sau:
“Điều 6
  1. Nguyên tắc thi đua gồm:
  2. a) Tự nguyện, tự giác, công khai;
  3. b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.”
Việc thi đua được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác và công khai, ngoài ra thi đua cần thực hiên dựa trên nguyên tắc đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Hình thức tổ chức thi đua được quy định tại điều 4 Luật thi đua khen thưởng 2003 như sau:
Hình thức tổ chức thi đua bao gồm hai hình thức là thi đua thường xuyên và thi đua theo theo đợt (chuyên đề)
Vể việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên có hiệu quả và đạt được kết tốt nhất phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
Còn đối với việc thi đua theo theo đợt hay còn gọi là chuyên đề được biết đến là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Phong trào thi đua theo đợt chỉ phát động thi đua theo đợt khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp.
Nguyên tắc khen thưởng:
Nguyên tắc khen thưởng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật thi đua khen thưởng
“Điều 6
  1. Nguyên tắc khen thưởng gồm:

a) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.”

Nguyên tắc khen thưởng phải được thực hiện một cách  chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Một số cá nhân, tập thể khi tham gia vào các phong trào mà hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thi có thể tặng nhiều lần đối với một hình thức khen thưởng. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng việc khen thưởng cá nhân lao động, công tác trực tiếp và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

4. Căn cứ xét thưởng theo quy định tại Điều 10 Luật thi đua khen thưởng

“Điều 10
  1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:

a) Phong trào thi đua;

b) Đăng ký tham gia thi đua;
c) Thành tích thi đua;
d) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.”

Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo. Đối với nữ là lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung. Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để khen thưởng. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước. Việc khen thưởng cần phải bảo đảm thống nhất  giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng ngoài ra cần phải kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Việc căn cứ xét thưởng dựa trên tiêu chuẩn khen thưởng, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích và tùy vào trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích để làm căn cứ cho việc khen thưởng.
Trên đây là các căn cứ xét khen thưởng thi đua, khen thưởng theo quy định Luật thi đua, khen thưởng mà công ty chúng tôi thu thập được xin gửi đến quý bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo