Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012:Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về điều 10 luật luật sư 2012 thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
điều 10 luật luật sư 2012
1. Luật sư là gì?
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012:Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Nguyên tắc hành nghề Luật sư
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
– Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
3. Tiêu chuẩn luật sư
3.1. Tiêu chuẩn Luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
3.2. Điều kiện trở thành Luật sư
Để trở thành Luật sư, bao gồm những điều kiện như sau:
a) Có bằng cử nhân Luật
Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.
Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm: Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm:
– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
– Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
b) Tập sự hành nghề Luật sư
Ngoại trừ những người được miễn tập sự hành nghề Luật sư, người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư (công ty Luật, văn phòng Luật sư).
Thời gian tập sự hành nghề Luật sư là mười hai tháng, tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư, trừ những người sau đây được giảm thời gian tập sự:
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.
c) Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
d) Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy chứng nhận sức khỏe;
– Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư.
3.3. Gia nhập Đoàn Luật sư
Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.
Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.
Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có:
– Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;
– Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.
4. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư
Theo Điều 21 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 Luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
4.1. Quyền của Luật sư
Luật sư có các quyền sau đây:
– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
– Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
– Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
– Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
– Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
– Các quyền khác theo quy định của Luật này.
4.2. Nghĩa vụ của Luật sư
Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
– Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;
– Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
– Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
– Thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Trên đây là một số thông tin về điều 10 luật luật sư 2012. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận