Điểm tín dụng là gì? (Cập nhật 2024) - Luật ACC

Bạn chưa từng vay mượn nợ ở bất kì Ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào, bạn tự hào vì lịch sử tín dụng của bạn quá trong trắng? Nhưng điều này không chứng tỏ bạn là một khách hàng tốt khi đi vay. Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có rủi ro hay không có uy tín hay không dựa vào điểm tín dụng của khách hàng. Vậy điểm tín dụng là gì và nó được tính như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
diem-tin-dung
Điểm tín dụng là gì?

1. Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng (FICO) đây là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số của bạn càng cao bạn càng được đánh giá tốt. Mức điểm 740 được đánh giá là rất tuyệt vời và nó sẽ giúp bạn có được mức lãi suất tốt khi giao dịch với Ngân hàng.

2. Mục đích điểm tín dụng để làm gì?

Số điểm này rất có ích cho bạn khi bạn vay nợ ở bất kì Ngân hàng và tổ chức tín dụng nào. Các tổ chức thường ấn định lãi suất dựa trên khung điểm tín dụng của bạn. Đó là lí do bạn thấy những cá nhân thường giao dịch với Ngân hàng có được mức lãi suất ưu đãi khi vay Ngân hàng.
Không chỉ Ngân hàng, ngày nay các công ty bảo hiểm, bất động sản, các công ty cho vay cũng dựa vào điểm tín dụng để đánh giá đó có phải là một khách hàng uy tín không. Nếu trước giờ bạn chưa vay mượn nợ Ngân hàng đồng nghĩa với lịch sử tín dụng của bạn quá trong trắng. Ngân hàng đánh giá các khách hàng này rủi ro cao ngang ngửa các khách hàng trong nhóm nợ xấu.
Vậy nên đừng quá tự hào nếu trước giờ bạn chưa từng vay mượn nợ, hãy bắt đầu tập cách tận dụng nguồn tiền của ngân hàng bằng một chiếc thẻ tín dụng. Đây là hình thức vay ngân hàng dễ dàng và tiện lợi nhất. Mỗi chiếc thẻ tín dụng đều rất có giá trị. Đặc biệtlợi ích thẻ tín dụng Mastercard / Visa còn ở xuyên quốc gia. Biết cách sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp nâng điểm tín dụng của bạn lên nhanh chóng hơn.

Thẻ thanh toán Quốc tế là gì? Làm thẻ nào tốt 2021 & Lưu ý sử dụng an toàn bạn nên biết!

3. Điểm tín dụng được tính như thế nào?

Điểm tín dụng được tạo ra dựa trên thông tin trong báo cáo tín dụng theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ của Fair Issac với những trọng số cơ bản: 35% lịch sử thanh toán, 30% số nợ, 15% lịch sử, 10% tín dụng mới, 10% loại tín dụng được sử dụng.

  • Lịch sử thanh toán là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định điểm số, nó cho biết bạn có trả chậm trả trễ ở bất kì ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào không.
  • Yếu tố thứ hai, ít phức tạp hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng. Chỉ số này cho biết “tỷ lệ sử dụng” của bạn, đó chính là số tiền bạn đã sử dụng trên tổng số tín dụng bạn được cấp. Các tổ chức cho vay đánh giá những người chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng sẽ không có khả năng chi trả hoặc trả trễ.
  • Yếu tố thứ ba là lịch sử tín dụng, được xác định bằng độ tuổi trung bình của các tài khoản tín dụng. Bạn càng có lịch sử tín dụng càng sớm, bạn càng được nhận được nhiều sự ưu tiên từ cá tổ chức cho vay.
  • Hai yếu tố cuối chính là mức độ mở tài khoản mới, mở một tài khoản tín dụng mới sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến điểm số của bạn và việc kết hợp các tài khoản tín dụng khác nhau (loại tín dụng gồm thế chấp, khoản vay sinh viên, khoản vay tiêu dùng) một cách khôn ngoan cũng giúp nâng cao điểm số của bạn.

Nhiều người thường đơn thuần nghĩ rằng báo cáo tín dụng chỉ là một hồ sơ theo dõi lịch sử thanh toán trong suốt thời gian giao dịch với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhưng đó không hẳn là lí do cho sự ra đời và tồn tại của nó. Một bộ phận quan trọng trong báo cáo tín dụng chính là điểm tín dụng. Loại điểm này cũng có ý nghĩa quan trọng như điểm GPA của các bạn sinh viên. Nếu như GPA giúp đánh giá sự vượt trội của bạn so với người khác trong học tập thì điểm tín dụng giúp xếp hạng bạn là một cá nhân rất đáng tin cậy.

4. Câu hỏi thường gặp

Điểm tín dụng xấu là gì?

• Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

• Nhóm 2 (nợ cần chú ý) các khoản nợ quá hạn từ 10 – 30 ngày.

• Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày.

• Nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn) quá hạn từ 90 – dưới 180 ngày.

• Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) quá hạn từ 180 ngày trở lên.

Điểm tín dụng khách hàng nếu rơi vào nhóm 4 đến nhóm 5 sẽ được xếp hạng điểm tín dụng xấu và khó được các ngân hàng và tổ chức tín dụng đồng ý xét duyệt các khoản vay trong hiện tại và tương lai. Vì thế, khách hàng nên hạn chế tối đa những hoạt động khiến bản thân bị rơi vào nhóm điểm tín dụng xấu để hoạt động tín dụng diễn ra thuận lợi hơn.

Nên làm gì khi bị điểm tín dụng xấu?

Khi bị điểm tín dụng xấu thì chỉ có cách cải thiện lại điểm thông qua những lưu ý sau:

● Thanh toán hết các khoản nợ hiện có và đúng hạn

Để cải thiện điểm tín dụng xấu khách hàng nên kiểm tra lại tất cả các khoản vay hiện có, nên cố gắng trả bớt hoặc trả hết số tiền nợ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đúng hạn.

Lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được tổ chức tín dụng quốc gia CIC lưu trữ, quản lý và đánh giá lại sau 3 đến 5 năm một lần. Nếu khách hàng mắc phải điểm tín dụng xấu thì nên cố gắng cải thiện trong thời gian này.

● Cân nhắc và xem xét kỹ các khoản vay mới

Đối với những lời mời về các khoản vay mới, khách hàng nên tính toán, xem xét kỹ lưỡng về khả năng tài chính của cá nhân hoặc gia đình sao cho phù hợp, vừa đủ chi tiêu sinh hoạt hằng ngày, vừa có khả năng trả nợ, tránh để khoản vay ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hình thức sử dụng thẻ tín dụng đang được rất nhiều người tin chọn và sử dụng, nếu khách hàng cũng có nhu cầu về loại thẻ này thì tốt nhất nên mở tài khoản tối đa 2 thẻ tín dụng để luân phiên sử dụng là tốt nhất, vì đây cũng là hình thức vay tín chấp từ ngân hàng, phải trả nợ định kỳ hàng tháng.

● Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại, chi trước trả tiền sau rất thuận lợi, giúp khách hàng sở hữu được món quà yêu thích ngay lập tức mặc dù số tài khoản trong thẻ chỉ 0 đồng.

Sử dụng thẻ tín dụng là một trong những hình thức vay tín chấp, khách hàng sẽ nhận được khoản vay trong hạn mức cho phép của ngân hàng, thời gian trả nợ không tính lãi suất từ 45 đến 55 ngày, được rút cả tiền mặt…Tuy nhiên, khách hàng cần nắm rõ các điều khoản sử dụng thẻ tín dụng và hạn chế tối đa mất phí và mang nợ từ ngân hàng.

Trong trường hợp khi đã đến kỳ thanh toán tín dụng hằng tháng, khách hàng nhận được sao kê nhưng chưa đủ tiền để trả nợ ngân hàng thì có thể trả trước số tiền tối thiểu quy định của ngân hàng để tránh được mức lãi suất cao, gánh nợ thẻ ít hơn và cố gắng thanh toán nợ đủ vào kỳ hạn tiếp theo.

Nếu khách hàng muốn dừng việc sử dụng thẻ tín dụng thì nên kiểm tra thẻ còn vướng nợ hay không vì nếu chưa trả nợ, hệ thống ngân hàng vẫn đánh giá khách hàng vẫn đang mắc nợ, chậm trễ trả nợ và ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng cá nhân.

● Kiểm tra điểm tín dụng định kỳ

Trước khi lên kế hoạch hoặc quyết định vay vốn ngân hàng, khách hàng nên kiểm tra điểm tín dụng cá nhân để đảm bảo khoản vay diễn ra thuận lợi, không mất thời gian xét duyệt hoặc nếu đang bị đánh giá điểm tín dụng xấu thì sẽ đưa ra phương án cải thiện sớm nhất có thể.

● Không mở nhiều thẻ tín dụng

Việc sở hữu đồng thời nhiều thẻ tín dụng cũng có nghĩa là các khoản nợ bạn phải thanh toán càng cao; khả năng trả nợ đúng hạn càng thấp. Nhất là khi bạn chỉ có một nguồn thu nhập hay tài sản đảm bảo cố định, hồ sơ tín dụng của bạn càng được ngân hàng đánh giá rủi ro cao.

● Suy nghĩ kỹ trước khi hủy thẻ

Khi bạn mở thẻ tín dụng nhưng ít sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng, có thể bạn sẽ nghĩ đến việc hủy thẻ. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc thật kỹ và không nên hủy thẻ khi thời gian sử dụng dưới 6 tháng. Việc này có thể làm bạn bị giảm điểm tín dụng.

XEM THÊM:>>>Tín dụng cá nhân là gì?

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo