Dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường Uy Tín Trọn Gói Tại Đà Nẵng

Giấy phép môi trường có thể được hiểu là một văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Bài viết sau đây, ACC sẽ giới thiệu một cách chi tiết về dịch vụ xin giấy phép môi trường tại Đà Nẵng.

moi-truong
Môi trường tại Đà Nẵng

1. Đối tượng buộc phải xin cấp giấy phép môi trường tại Đà Nẵng

Các cơ sở hoạt động trong những lĩnh vực dưới đây sẽ cần phải có giấy phép môi trường để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam:

  • Các cơ sở thoát nước và xử lý nước thải
  • Cơ sở hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu.
  • Cơ sở xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác.
  • Cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo.
  • Cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp bạn không phải là một trong những đối tượng cần giấy phép môi trường trên đây, thì có thể doanh nghiệp bạn thuộc danh sách doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.

2. Các loại giấy phép môi trường tại Đà Nẵng

Có rất nhiều cách để phân loại các giấy phép về môi trường. Chẳng hạn có thể căn cứ như sau để phân loại:

  • Căn cứ vào loại tài nguyên:

+ Đối với các loại khoáng sản: giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010), giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản.

+ Đối với thuỷ sản chúng ta có thể kể đến giấy phép khai thác thuỷ sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam (theo Luật thuỷ sản 2017)

+ Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất. giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phep khai thác, sử dụng nước biển, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo Luật tài nguyên nước 2012)

  • Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động:

+ Trong lĩnh vực xây dựng: Giấy phép xây dựng

+ Trong lĩnh vực xử lý chất thải: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

+ Trong lĩnh vực giao thông vận tải: giấy phép vận chuyển

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường

Khi đăng ký xin giấy phép môi trường, các chủ đầu tư, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép môi trường
  • Bản kê khai về hiện trạng môi trường của cơ sở
  • Chọn một trong 2 loại sau:

+ Đối với các doanh nghiệp cần phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cần có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Đối với cơ sở phải lập bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường.

  • Giấy của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường xác nhận kiểm soát ô nhiễm cấp cho cơ sở.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường tại Đà Nẵng

Tuỳ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng sẽ khác nhau. Tuy vậy, thủ tục xin giấy phép môi trường tại Đà Nẵng có thể được thực hiện thông qua các bước dưới đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Các tổ chức, các nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Sở xây dựng,…

Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

Kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Đối với hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Tuy nhiên hồ sơ sau khi đã được bổ sung vẫn không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép.

Bước 3: Thẩm định

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện trách nhiệm thẩm định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Nếu cần thiết thì sẽ kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Trong trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, các nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

Đối với các trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và cần nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo sẽ không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.

Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Bước 4: Trả kết quả

Trong thời gian pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

5. Một số câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép môi trường tại Đà Nẵng

5.1 Thời gian cấp giấy phép môi trường

Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì thời gian cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

  • Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
  • Không quá 30 ngày đối với các giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

5.2 Giấy phép môi trường có hiệu lực trong bao lâu?

  • Đối với những cơ sở không sử dụng chất độc hại và chất phóng xạ thì thời hạn giấy phép kéo dài khoảng 5 năm.
  • Đối với các cơ sở có sử dụng chất độc hại và chất phóng xạ theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thời gian tối đa là 3 năm.

Trên đây là các thông tin quan trọng trong xin giấy phép môi trường tại Đà Nẵng. Nếu khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ với ACC để nhận được tư vấn chi tiết về dịch vụ này của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (415 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo