Dịch Vụ Viết Đơn Khiếu Nại Về Bồi Thường Đất Đai 2024

Cá nhân, tổ chức khi Nhà nước thu hồi đất thì có quyền được bồi thường theo quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với quyết định bồi thường và có căn cứ cho rằng quyết định bồi thường là trái luật, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định đó. Việc khiếu nại có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đơn khiếu nại.

Theo quy định của pháp luật về đất đai, người sử dụng đất có quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai, Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, theo đó, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

 Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường đất đai là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Dịch Vụ Viết Đơn Khiếu Nại Về Bồi Thường Đất Đai
Dịch Vụ Viết Đơn Khiếu Nại Về Bồi Thường Đất Đai

I. Trình tự khiếu nại về bồi thường đất đai được quy định như sau:

         Bước 1: Người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường đất đai là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình nộp đơn khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính

         Bước 2: Giải quyết khiếu nại lần đầu

         Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

         Bước 3: Giải quyết khiếu nại lần hai

         Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Lưu ý:

  1. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  1. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

II. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường đất đai bằng đơn khiếu nại:

         Nội dung đơn khiếu nại bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại;
  • Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
  • Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
  • Ký tên hoặc điểm chỉ của người thực hiện việc khiếu nại.

III. Hướng dẫn viết Đơn khiếu nại về bồi thường đất đai

1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

          Xác định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong đơn khiếu nại, là yếu tố tiền đề cho việc chấp nhận đơn khiếu nại của cá nhân, tổ chức, bởi nếu xác định sai thẩm quyền thì đơn khiếu nại chắc chắn sẽ không được xử lý.

          Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hoạt động bồi thường đất đai được xác định như sau:

          Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

  • Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  • Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

          Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
  • Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
  • Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

          Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

  • Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
  • Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

2. Thông tin người khiếu nại, người bị khiếu nại

  • Thông tin người khiếu nại: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin về giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp bao gồm: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, địa chỉ cư trú, số điện thoại,… điều này nhằm mục đích thuận tiện trong tiến hành tống đạt văn bản và triệu tập khi cần thiết khi giải quyết việc khiếu nại.
  • Về thông tin của người bị khiếu nại: Ghi đầy đủ và chính xác thông tin về họ tên, chức danh người ban hành quyết định bồi thường đất đai, thông thường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời kèm theo địa chỉ làm việc của họ.

3. Nội dung, lý do khiếu nại

          Nội dung khiếu nại là quyết định hành chính, cụ thể là quyết định bồi thường về đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

          Để chứng minh cho việc khiếu nại quyết định bồi thường đất đai là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật, người làm đơn khiếu nại cần trình bày các nội dung cơ bản sau:

  • Tóm tắt nguồn gốc sử dụng đất, quá trình tạo lập và hiện trạng sử dụng đất;
  • Trình bày và chỉ ra những điểm sai phạm trong quyết định hành chính về bồi thường đất đai, các sai phạm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao? Ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên uan như thế nào? Trong đó nêu rõ số quyết định bồi thường, người ban hành quyết định và ngày tháng năm ban hành.

4. Yêu cầu giải quyết khiếu nại về bồi thường đất đai

  • Hủy quyết định bồi thường đất
  • Bồi thường giá trị sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

5. Nộp kèm các tài liệu, chứng cứ liên quan.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (303 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo