Dịch Vụ Viết Đơn Khiếu Nại Lấn Chiếm Đất Đai (Thủ Tục 2024)

Các vấn đề về tranh chấp đất đai đặc biệt là lấn chiếm đất đai xảy ra ngày càng phổ biến. Khi thực hiện quyền khiếu nại về đất đai một trong những việc đầu tiên người sử dụng đất phải chuẩn bị là soạn đơn khiếu nại. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm chắc những quy định, thủ tục làm đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai sao cho đúng quy định. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Dịch vụ viết đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai (Thủ tục 2023)”

Dịch Vụ Viết Đơn Khiếu Nại Lấn Chiếm Đất Đai
Dịch Vụ Viết Đơn Khiếu Nại Lấn Chiếm Đất Đai

1. Khái niệm lấn chiếm đất đai

* Lấn chiếm đất đai:

Lấn chiếm đất là hành vi trái với quy định của Luật Đất đai 2013. Tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đấttrên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

* Các trường hợp lấn chiếm đất đai

Có nhiều cách để phân loại các trường hợp lấn chiếm đất trong đó phân theo loại đất bị lấn chiếm sẽ có các trường hợp như sau:

  • Hành vi lấn, chiếm đất công
  • Lấn chiếm đất quốc phòng an ninh
  • Hành vi lấn chiếm đất của người khác
  • Lấn chiếm đất lưu không (hành lang giao thông)
  • Lấn chiếm đất rừng, rừng phòng hộ

2. Các hình thức khiếu nại

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại bằng một trong hai hình thức: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, cụ thể:

  • Khiếu nại bằng đơn:

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

    • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
    • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
    • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
    • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
    • Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

  • Khiếu nại trực tiếp:

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như hình thức khiếu nại bằng đơn.

3. Nội dung đơn tố cáo lấn chiếm đất đai

Đơn gồm các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;
  • Tên đơn;
  • Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo;
  • Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung: họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;
  • Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;
  • Nội dung tố cáo:

Trình bày hành vi lấn chiếm của chủ thể có hành vi vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này là gì,…

Đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng,…

  • Lời cam đoan của người làm đơn;
  • Chữ ký xác thực của người làm đơn;

4. Chuẩn bị hồ sơ kèm theo

  • Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao y);
  • Chứng minh nhân dân người tố cáo (bản sao y);
  • Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi lấn chiếm đất (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);
  • Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…);
  • Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND huyện/phường, xã,…) xác thực cho việc tồn tại hành vi lấn chiếm đất.

5. Những lưu ý khi soạn đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai

  • Đảm bảo còn thời hiệu khiếu nại;
  • Nhiều người cùng khiếu nại bằng đơn thì đơn phải có chữ ký của những người khiếu nại;
  • Phải gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tùy từng trường hợp có thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, Giám đốc Sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, và các cơ quan khác.
  • Sau khi nộp đơn khiếu nạivẫn có thể rút khiếu nại nếu như không còn nhu cầu khiếu nại.

6. Dịch vụ viết đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai (Thủ tục 2020)

  • Tư vấn luật đất đaitrực tuyến miễn phí qua tổng đài;
  • Tư vấn qua tổng đài về mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai;
  • Tư vấn trực tiếp tại văn phòng về mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai;
  • Soạn thảo mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai;
  • Liên hệ luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai;

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (846 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo