Dịch vụ tư vấn M&A tại Hòa Bình

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển lớn mạnh như hiện nay, việc xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp  lớn nhỏ cũng không còn là điều hiếm lạ nữa. Hơn nữa, nhiều công ty, tập đoàn ngày càng mở rộng quy mô với sức mạnh kinh tế lớn đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Chính vì vậy nhu cầu mở rộng về hoạt động, nhân lực, thị phần trên thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh doanh của các công ty, tập đoàn lớn đó mà họ bắt đầu tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi là M&A, các công ty nhỏ hơn nhằm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mình như: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,… Bài viết cung cấp cho khách hàng kiến thức về pháp luật về M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) cũng như cung cấp dịch vụ làm thủ tục mua bán sáp nhập doanh nghiệp cho khách hàng có nhu cầu trong lĩnh vực này. 

1. Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì? M&A là gì?

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì? là câu hỏi đầu tiên mà những người quan tâm đến vấn đề này đặt ra. Pháp luật về M&A khá là phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh… Tuy nhiên, có thể hiểu mua bán sáp nhập doanh nghiệp như sau. Mua bán sáp nhập doanh nghiệp còn gọi là M&A ( tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại)), là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,… Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp. Ví dụ về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt nam có thể kể đến những thương vụ khá nổi tiếng sau: công ty Thai Beverage mua lại Công ty Bia rượu nước giải khát Sài gòn (Sabeco); thương vụ M&A giữa thương hiệu INSEE (tập đoàn Siam City Cement – Thái Lan) và LafargeHolcim Việt Nam; M&A của Grab mua Uber,….

2. Lợi ích của việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Hiện nay Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ( M&A) đang diễn ra ngày càng phổ biến, thậm chí có những thương vụ lên đến hàng trăm triệu USD cũng ngày càng xuất hiện nhiều chứng tỏ những lợi ích mà các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp rất lớn. Theo đó, có thể liệt kê một vài lợi ích của việc mau bán và sáp nhập doanh nghiệp như:

  • Góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. Lợi ích này được chứng minh khá rõ trong các thương vụ M&A ngân hàng đã được tiến hành thành công,  ví dụ về sáp nhập doanh nghiệp như: Sáp nhập Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại Tín; sáp nhập Tiên Phong Bank – Doji; Habubank – SHB; PVcomBank – Ngân hàng Phương Tây; Ngân hàng MHB vào BIDV;…
  • Giúp Doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh khi doanh nghiệp có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án, giảm thiểu sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý… vì sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
  • Tạo cơ hội để các doanh nghiệp sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó góp phần không nhỏ vào việc tinh gọn bộ máy của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.

3. Thủ tục mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Hòa Bình

Để có thể thực hiện được việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp thì cần phải tiến hành theo trình tự, thủ tục mua bán sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

  • Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
  • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
  • Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

4. Dịch vụ làm thủ tục mua bán sáp nhập ( M&A) doanh nghiệp tại Hòa Bình của Công ty Luật ACC

Nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất về mặt pháp lý cho khách hàng mà Công ty Luật ACC xin cung cấp cho quý khách hàng Dịch vụ làm thủ tục mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Luật ACC. Đến với dịch này, ACC xin cam kết: 

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không.
  • Khảo sát thực tế  tình hình của việc mua bán và sáp nhập của khách hàng để tư vấn một cách đúng và đầy đủ nhất, nắm sát thực tế. 
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm thông tin cá nhân, tổ chức trong hợp đồng.
  • Nhận bản soạn thảo hồ sơ mua bán sáp nhập doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã thực hiện thủ tục mua bán sáp nhập hai doanh nghiệp.

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến M&A ( mua bán và sáp nhập)

Hợp đồng mua bán và sáp nhập (M&A) bao gồm những nội dung gì?

Hợp đồng mua bán sáp nhập doanh nghiệp nên có các điều khoản, thông tin sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

Công ty bị mua lại có bị chấm dứt sự tồn tại sau khi sáp nhập không?

Doanh nghiệp bị mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Tuy nhiên, doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp và tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua

Công ty bị sáp nhập có bị chấm dứt sự tồn tại sau khi sáp nhập không?

Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại của mình.

Chi phí Dịch vụ tư vấn M&A tại Hòa Bình của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Dịch vụ tư vấn M&A tại Hòa Bình. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng Dịch vụ tư vấn M&A tại Hòa Bình. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về các vấn đề liên quan đến mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (205 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo