Dịch vụ tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ tại ACC

Tư vấn luật sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại,… Tài sản trí tuệ mang lại giá trị lớn cho chủ thể sở hữu nhưng đồng thời cũng dễ bị xâm phạm. ACC cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn chất lượng tốt nhất, chi phí phù hợp cho cá nhân, doanh nghiệp nhằm đưa ra phương án tối ưu cho quyền lợi khách hàng, tránh các rủi ro, thiệt hại không cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về Dịch vụ tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ tại ACC nhé!

Tu Van Luat So Huu Tri Tue

Dịch vụ tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ tại ACC

1.  Khái quát về dịch vụ tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ liên quan mật thiết tới đời sống hằng ngày của chúng ta, tuy nhiên thuật ngữ này lại thường xuyên được sử dụng nhầm bởi mọi người thường cho rằng quyền sở hữu trí tuệ là bản quyền. Vậy về bản chất, quyền sở hữu trí tuệ là gì?

1.1.Quyền sở hữu trí tuệ là gì

Xét về mặt ngữ nghĩa thì đây là thuật ngữ không quá khó hiểu hay dễ gây nhầm lẫn. “Quyền sở hữu” chỉ việc cá nhân, tổ chức có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản cụ thể nào đó, còn “trí tuệ” là phạm trù vô hình, chỉ trí tuệ, sức sáng tạo của con người. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ, hiểu theo nghĩa thông thường, là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trí tuệ, sức sáng tạo của con người.

Xét về mặt pháp lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Từ định nghĩa này có thể thấy, quyền ở đây chỉ một hoặc một nhóm quyền, của cá nhân hay tổ chức, đối với tài sản trí tuệ mà ở đây bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Và quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản, cụ thể là quyền tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

1.2. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ

Ngay từ định nghĩa đã cho thấy, tài sản trí tuệ ở đây bao gồm:

  •       Quyền tác giả;
  •       Quyền liên quan đến quyền tác giả;
  •       Quyền sở hữu công nghiệp;
  •       Quyền đối với giống cây trồng.

Theo quy định của Luật SHTT, thì các quyền trên được định nghĩa như sau:

  •       Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;
  •       Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;
  •       Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
  •       Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Việc định nghĩa và phân biệt các quyền sở hữu trí tuệ với nhau là rất cần thiết, bởi mỗi loại quyền trên sẽ có cơ chế bảo hộ, bảo vệ và xác lập quyền khác nhau, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cần được các luật sư tư vấn quyền sở hữu trí tuệ tham mưu để có phương án bảo vệ quyền của mình tối ưu nhất.

2. Vì sao cần tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ

Để bảo hộ và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, Quý khách hàng thường sẽ cần tới sự tư vấn của các luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ từ đó dẫn tới các chi phí thuê luật sư và các chi phí theo luật định khác. Tuy nhiên, bởi các nguyên nhân sau đây, Quý khách hàng vẫn cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

2.1. Bảo vệ quyền của bản thân

Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản, là quyền của các cá nhân, tổ chức, vậy nên hết sức bình thường khi mọi người bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân.

Không những vậy, để tạo ra được một sản phẩm trí tuệ đòi hỏi ở tác giả hay người sáng tạo rất nhiều chất xám, công sức và thời gian, vậy nên đó là nhu cầu chính đáng và cần thiết để chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ thành quả lao động, sáng tạo của bản thân mình.

Hơn nữa, một tác phẩm hay một sản phẩm sáng tạo thường gắn liền với nhân thân của người tạo ra nó, kẻ xấu hoàn toàn có thể lợi dụng các tác phẩm, các sản phẩm trí tuệ đó xuyên tạc, cắt xén, phá hoại, nhằm xâm phạm tới danh sự của tác giả.

2.2.Thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Một trong những mục tiêu lớn nhất của pháp luật về sở hữu trí tuệ đó là nhằm thúc đẩy sự phát triển, thúc đẩy sự sáng tạo của nhân loại. Vậy thúc đẩy bằng cách nào?

Một khi một đối tượng SHTT được bảo hộ thì các chủ thể không phải chủ sở hữu quyền sẽ không được quyền khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ đó vào mục đích thương mại. Bằng cách này, để có thể cạnh tranh với nhau mà các tổ chức, pháp nhân ra sức thúc đẩy sáng tạo các sản phẩm trí tuệ để tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức của mình, và người hưởng lợi trực tiếp từ thành quả sáng tạo này chính là công chúng.

2.3. Tránh kẻ xấu trục lợi

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nổ của internet, của máy photocopy hay công nghệ in 3d, mà việc sao chép, đạo nhái ý tưởng trở nên vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.

Để tránh kẻ xấu lợi dụng sự sáng tạo của bản thân để làm giàu, ai cũng nên có ý thức phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình thông qua các dịch vụ tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ của các công ty luật sở hữu trí tuệ.

2.4. Để làm giàu

Ai cũng muốn làm giàu, và làm giàu một cách chính đáng còn là mục tiêu của mọi quốc gia, mọi người dân trên thế giới. Bằng việc nắm được các bằng bảo hộ độc quyền, các bạn có thể khai thác giá trị của tài sản trí tuệ trong thời gian rất lâu. Hơn nữa, các tài sản trí tuệ thường có giá trị rất lớn, hơn hẳn các hàng hóa thông thường. Bạn hãy tưởng tượng một chiếc Iphone và một cân gạo, bên nào giá trị hơn?

3. Các khía cạnh pháp lý khi tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực luật chuyên biệt và rất rộng. Một chuyên gia tư vấn chuyên về tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ cũng cần có bộ kỹ năng rất khác so với các luật sư tư vấn doanh nghiệp, bởi vậy nên để thực hiện được vai trò đại diện sở hữu công nghiệp thì luật sư cần có một chứng chỉ riêng.

3.1. Tư vấn luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư­ơng tiện hay hình thức nào.

Hai điểm đáng chú ý về quyền tác giả đó là, thứ nhất quyền tác giả được bảo hộ tự động mà không cần phải đăng ký bảo hộ, thứ hai quyền tác giả không bảo hộ nội dung tác phẩm mà bảo vệ hình thức của tác phẩm, và hình thức này có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào như lời nói, bằng văn bản, bằng hình ảnh,… nhưng các ý tưởng khi chưa được bộc lộ ra bên ngoài mà vẫn nằm trong đầu tác giả thì sẽ không được bảo hộ.

Các dịch vụ về quyền tác giả mà ACC cung cấp bao gồm:

  •       Tư vấn về khả năng bảo hộ quyền tác giả;
  •       Nghiên cứu về quyền sở hữu và khả năng bảo hộ;
  •       Tư vấn về việc đăng ký, sử dụng và bảo hộ;
  •       Thương lượng và soạn thảo hợp đồng liên quan tới việc sáng tạo, sở hữu, li-xăng, chuyển nhượng và thu phí bản quyền (theo hợp đồng li-xăng các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả;
  •       Tư vấn về vi phạm và chống vi phạm quyền tác giả (bao gồm việc khởi kiện chống bên vi phạm); và
  •       Giải quyết tranh chấp quyền tác giả.

3.2.Tư vấn luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Với mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp, Luật lại đặt ra các điều kiện bảo hộ, các trường hợp không được bảo hộ, thời hạn được bảo hộ,… khác nhau.

  •       Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế: Có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp;
  •       Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp: có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, giống với bảo hộ sáng chế;
  •       Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: có tính nguyên gốc, có tính mới thương mại;
  •       Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác;
  •       Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
  •       Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định;
  •       Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;  Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

3.3. Tư vấn luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng

Về cơ bản, Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Các quy định về tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và tên gọi của giống cây trồng được quy định từ Điều 159 đến Điều 163 Luật SHTT.

4. Đội ngũ luật sư tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ của ACC

ACC cam kết cung cấp cho Quý khách hàng các dịch vụ tốt nhất, bao gồm những không hạn chế các tiêu chí sau đây:

  •                   Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, trình độ hàng đầu trong tư vấn luật quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, luôn luôn thấu hiểu khách hàng của mình để đưa ra các giải pháp hợp pháp và tối ưu nhất;
  •                   ACC luôn tận tâm, nỗ lực, sáng tạo để tối đa hóa lợi ích của Quý khách hàng;
  •                 ACC luôn thay đổi, đi đầu xu hướng để đem đến Quý khách hàng những tư vấn tốt nhất;
  •             ACC không chỉ dừng lại ở bước tư vấn cho Quý khách hàng mà còn trợ giúp cũng như chăm sóc Quý khách hàng sau khi dịch vụ đã hoàn tất.

Bạn đang có băn khoăn, vụ việc về sở hữu trí tuệ muốn được giải đáp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất? Hãy liên hệ ngay với ACC Group.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1  Nên lựa chọn công ty sở hữu trí tuệ như thế nào để đảm bảo uy tín

Nhu cầu tư vấn hay giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ ngày càng cao và thị trường dịch vụ về sở hữu trí tuệ cũng bởi thế mà ngày càng phình to. Để tìm được một nơi cung cấp dịch vụ uy tín về sở hữu trí tuệ là một lưu ý quan trọng.

ACC khuyên quý khách hàng tìm tới các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động để xin tư vấn bởi đây là những tổ chức có chuyên môn (thể hiện ở việc được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động). Danh sách các tổ chức đủ điều kiện hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp có tại trang web chính thức của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. 

5.2  Thời hạn trên thực tế đối với cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu

Khi kinh tế ngày càng đi lên, quy mô của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng mở rộng kéo theo nhu cầu về bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp mình ngày càng cao. Với thực tế đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã nỗ lực hết mình để giúp chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, để thẩm định đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu và xác định tính khả thi của việc cấp Giấy chứng nhận không hề đơn giản, thông thường sẽ mất 02 tới 03 năm để một đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận từ phía Cục sở hữu trí tuệ.

5.3    Quyền sở hữu trí tuệ là gì

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Các cụm từ mà mọi người thường sử dụng và nhầm lẫn với quyền sở hữu trí tuệ đó là bản quyền, tác quyền tuy nhiên hai thuật ngữ này chỉ là một dạng quyền (quyền tác giả) trong sở hữu trí tuệ mà thôi.

5.4   Có cần đăng ký quyền tác giả hay không?

Đây là một thắc mắc mà nhiều người hay hỏi, rằng muốn bảo vệ bản quyền của mình có cần đăng ký hay làm thủ tục hay không. Tuy nhiên ACC xin giải đáp rằng quyền tác giả và quyền liên quan tới quyền tác giả được bảo hộ tự động, không cần đăng ký

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo