Với kinh nghiệm dày dặn trong thực hiện thủ tục nhập khẩu nệm, ACC xin được hỗ trợ khách hàng có nhu cầu Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nệm (thủ tục mới nhất).
Nhập khẩu hàng hóa không chỉ đơn thuần là đưa hàng hóa từ nước ngoài về thị trường Việt Nam, mà là cả quá trình với nhiều thủ tục và hồ sơ rắc rối. Nhiều doanh nghiệp rất e ngại thủ tục trên, bởi nếu không nắm rõ quy trình cũng như hồ sơ sẽ dẫn đến sai sót và mất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hiểu rõ được những khó khăn đó của doanh nghiệp, ACC đã cung cấp Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nệm (thủ tục mới nhất) để hỗ trợ doanh nghiệp.
1. Chính sách thuế với nệm nhập khẩu
Hàng hóa là nệm không thuộc diện hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ nên công ty có thể nhập khẩu như hàng hóa thương mại thông thường.
Về phân loại mã HS để xác định thuế suất:
Theo quy định tại Biểu thuế ban hành kèm Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, mặt hàng nệm nhập khẩu thuộc phân nhóm sau:Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn quilt, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc: có mã HS 94042110 thuế nhập khẩu ưu đãi 25%, VAT 10%, thuế nhập khẩu nếu có Form E 0%.
2. Thủ tục hải quan nhập khẩu nệm
1. Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan
Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm:
- Sales contract (hợp đồng mua bán quốc tế);
- Commercial invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan);
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
- C/O form E (nếu có);
- Bill vận chuyển;
- Các giấy tờ khác (nếu có).
2. Khai và nộp Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Doanh nghiệp sẽ phải khai và nộp Tờ khai hải quan trên phần mềm và nộp cho cơ quan hải quan.
Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:
- Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
- Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
- Thuế và sắc thuế
- Ghi chú về tờ khai hải quan.
3. Lấy kết quả phân luồng
Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:
Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện
Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.
Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- Giấy kiểm tra chất lượng.
Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận đơn
- Giấy phép (nếu có)
- Giấy chứng nhận xuất xứ
Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
- Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…
Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.
4. Nộp thuế
Doanh nghiệp khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng.
Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không. Nếu nệm nhập khẩu có form E thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu theo cam kết tại hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước có liên quan.
5. Thông quan hàng hóa
Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.
3. Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nệm (thủ tục mới nhất)
ACC Group là một trong các cơ quan cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực thuế - hải quan được đánh giá cao nhất hiện nay tại Việt Nam. Với mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, cùng đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, ACC cam kết sẽ thực Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nệm (thủ tục mới nhất) một cách hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục hải quan nhập khẩu nệm và Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nệm (thủ tục mới nhất) do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận