Khách hàng muốn nhập khẩu máy xúc nhưng chưa hiểu rõ về thủ tục? Khách hàng đắn đo vì không biết máy xúc đã qua sử dụng có được nhập khẩu hay không? ACC sẽ giúp khách hàng thực hiện tất cả thông qua Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu máy xúc cập nhật 2023.
Nhu cầu nhập khẩu máy xúc để phục vụ cho hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản hiện nay vô cùng lớn. Các doanh nghiệp thường lựa chọn nhập khẩu các dòng máy từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc như Komatsu, Doosan, Huyndai hoặc các dòng máy từ Mỹ hay Châu Âu như CAT, Volvo,… Để hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu máy xúc của doanh nghiệp được nhanh chóng, tiết kiệm, ACC xin cung cấp Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu máy xúc cập nhật 2023.
1. Quy định đối với hoạt động nhập khẩu máy xúc
Đối với máy xúc chưa qua sử dụng lẫn đã qua sử dụng, do không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu nên có thể nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhập khẩu không được tẩy xóa, dập lại số khung, số máy, kể cả máy mới hoàn toàn. Trường hợp vi phạm khi bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị lập biên bản và xử lý theo quy định tại Nghị đinh 187/2013/NĐ-CP.
Thủ tục doanh nghiệp nhập khẩu cần phải là thủ tục đăng kiểm trước khi làm thủ tục hải quan. Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng Nhà nước đối với máy xúc đã qua sử dụng chính là một trong các thành phần của bộ chứng từ hải quan. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng kiểm và thủ tục hải quan thì doanh nghiệp có thể thông quan và vận chuyển máy về.
2. Thủ tục đăng kiểm máy xúc nhập khẩu
Trình tự thủ tục đăng kiểm máy xúc nhập khẩu được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng kiểm bao gồm:
- Giấy đăng kýđăng kiểm, theo mẫu: 1 bản chính gồm 3 trang, ký đóng dấu vào chỗ người nhập khẩu, và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu;
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp;
- Bản xác nhận giá trịhàng nhập khẩu: 1 bản chính (theo mẫu);
- Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Certificate of Quality - C/Q);
- Tài liệu kỹ thuật.
Trường hợp là xe cũ, không có C/Q hay tài liệu kỹ thuật, thì doanh nghiệp cần làm công văn trình bày.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp tại Đội kiểm tra chất lượng xe cơ giới – thuộc Chi cục đăng kiểm.
Bước 3: Xem xét hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ sai, hoặc thiếu, thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa. Khi đã đầy đủ, hợp lệ, thì cán bộ sẽ hẹn thời gian quay lại lấy số đăng ký.
Sau đó doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy đăng ký đã được cấp số và có dấu xác nhận của Đăng kiểm, cùng Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu (để sau tính lệ phí đăng kiểm).
Bước 4: Kiểm tra thực tế
Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- 01 bản chụp tờ khai hải quan;
- Giấy đăng ký thay đổi địa điểm thời gian kiểm tra.
Khi Đội đăng kiểm phân cán bộ xong sẽ thông báo qua điện thoại thời gian kiểm tra và sẽ tiến hành kiểm tra thực tế. Doanh nghiệp cần bố trí người để vận hành máy và thực hiện yêu cầu của cán bộ kiểm tra.
Bước 5: Chờ kết quả đăng kiểm
Thông thường sau 7-10 ngày làm việc sẽ có kết quả. Khi có kết quả, doanh nghiệp nộp lệ phí và lấy kết quả (thường có 3 liên). Nộp kết quả, liên dùng để thông quan, cho hải quan để hoàn tất việc thông quan hàng hóa.
3. Thủ tục hải quan nhập khẩu máy xúc
1. Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan
Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm:
- Tờ khai Hải quan : 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán: 01 bản chụp;
- Hóa đơn Thương mại : 01 bản chụp;
- Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất : 01 bản chụp;
- Vận đơn hoặc các chứng từ khác có giá trị tương tương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;
- Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng Nhà nước: 01 bản chính;
- Tờ khai hàng viện trợ đối với hàng nhập khẩu là hàng viện trợ: 01 bản chính
2. Khai và nộp Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Doanh nghiệp sẽ phải khai và nộp Tờ khai hải quan trên phần mềm và nộp cho cơ quan hải quan.
Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:
- Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
- Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
- Thuế và sắc thuế
- Ghi chú về tờ khai hải quan.
3. Lấy kết quả phân luồng
Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:
Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện
Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.
Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- Giấy kiểm tra chất lượng.
Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận đơn
- Giấy phép (nếu có)
- Giấy chứng nhận xuất xứ
Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
- Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…
Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.
4. Nộp thuế
Doanh nghiệp phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng.
Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.
5. Thông quan hàng hóa
Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục hải quan nhập khẩu máy xúc và Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu máy xúc cập nhật 2023 do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận