Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Lông Vũ (Thủ Tục 2024)

Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác, thuộc diện phải kiểm dịch khi nhập khẩu. Vì vậy công ty ACC cung cấp đến doanh nghiệp dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu lông vũ cập nhật năm 2024.

Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Lông Vũ (Thủ Tục 2020)
Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Lông Vũ

1. Căn cứ pháp lý thủ tục hải quan nhập khẩu lông vũ:

Căn cứ pháp lý thủ tục hải quan nhập khẩu lông vũ như sau:

Căn cứ Mục 2 Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng: “Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác;” thuộc diện phải kiểm dịch khi nhập khẩu.

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:

…“2. Hàng hóa phải kiểm dịch

Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu. Trường hợp cơ quan kiểm dịch cho phép đưa về các địa điểm kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật để kiểm dịch thì thực hiện việc quản lý, giám sát hải quan như sau:

  • Cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật) hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch;
  • Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại địa điểm kiểm dịch đến khi có kết luận hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu mới được đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng;
  • Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

2. Hướng dẫn việc phân loại, áp mã số hàng hóa:

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2015.

Căn cứ Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thụế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015; Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

  • Căn cứ nội dung nhóm 05.05: “Da và các bộ phận khác của loài chim và gia cầm, có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ và các phần của lông vũ (đã hoặc chưa cắt tỉa) và lông tơ, mới chỉ được làm sạch, khử trùng hoặc xử lỷ để bảo quản; bột và phế liệu từ lông vũ hoặc các phần khác của lông vũ”.

“Nhóm này bao gồm:

  • Da và các bộ phận khác của chim và gia cầm (Ví dụ, đầu, cánh) có lông vũ hoặc lông tơ, và
  • Lông vũ và các phần của lông vũ (đã hoặc chưa cắt tỉa), và lông tơ, với điều kiện chúng chưa được xử lý, mới chỉ làm sạch, khử trùng hay xử lý để bảo quản, nhưng chưa được xử lý theo cách khác hoặc chưa được gắn với nhau.

Nhóm này cũng bao gồm bột mịn, bột thô và phế liệu của lông vũ hoặc các phần của lông vũ.          ,

Những mặt hàng thuộc nhóm này là loại dùng làm lông trải giường, trang trí (thường sau khi đã xử lý thêm) hoặc có những công dụng khác. Đối với mục đích phân loại, sẽ không có sự phân biệt giữa các loại lông vũ khác nhau.

Các phần của lông vũ thuộc nhóm này bao gồm lông vũ chẻ dọc, tơ được cắt từ ống lông hoặc được gắn với một ống lông đã được cạo mỏng (đã hoặc chưa cắt tỉa), hoặc được gắn với lông ống và ống lông.

Lông vũ và lông tơ được đóng gói để bán lẻ trong các túi vải và hoàn toàn không phải loại dùng làm nệm hoặc gối cũng được phân loại vào nhóm này. Nhóm này cũng bao gồm cả lông vũ xâu tạm với nhau để dễ vận chuyển.

Nhóm này không bao gồm da và các bộ phận khác của chim, lông vũ và các phần của lông vũ đã qua xử lý nhiều hơn mức cho phép tại nhóm này (như tẩy, nhuộm, làm quăn hoặc tạo sóng), hoặc đã được gắn lại, và các sản phẩm làm từ lông vũ.v.v…; Nói chung chúng được phân loại vào nhóm 67.01 (xem Chú giải của nhóm). Tuy nhiên lông ống đã xử lý và các sản phẩm làm từ lông ống được phân loại theo đặc tính của chúng (ví dụ, Phao để câu thuộc nhóm 95.07, tăm xỉa răng thuộc nhóm 96.01).

  • Căn cứ nội dung Chương 67: “Lông vũ và lông tơ chế biến, các sản phẩm bằng lông vũ hoặc lông tơ; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc người”
  • Căn cứ nội dung nhóm 67.01:

“2-Nhóm 67.01 bao gồm:

“Da và các bộ phận khác của loài chim có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ, các phần của lông vũ, lông tơ và cảc sản phẩm làm từ chúng (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 05.05 và các ống, lông cánh, lông đuôi đã chế biến)

Trừ một số hàng hóa nhất định được đề cập cụ thể hoặc được xếp trong nhóm khác và được nêu trong những trường hợp loại trừ dưới đây, nhóm này bao gồm:

  • Các loại da và các phần khác của chim có lông vũ hoặc lông tơ, lông vũ, các phần của lông vũ, lông tơ và các bộ phận từ lông, nhưng chưa gia công thành những sản phẩm hoàn chỉnh, ngoài việc được xử lý đơn giản, rửa sạch, khử trùng hoặc xử lý để bảo quản chúng (xem Chú giải chi tiết của nhóm 05.05); ví dụ, hàng hoá của nhóm này có thể được tẩy trang, nhuộm, uốn quăn hoặc cuộn lại.
  • Các mặt hàng chế biến từ da hoặc từ các phần khác của chim có lông vũ và lông tơ, các sản phẩm làm từ lông vũ, lông tơ hoặc những phần của lông vũ, lông tơ; ngay cả khi lông cánh hoặc lông đuôi, lông ống... chưa được xử lý hoặc mới chỉ được rửa sạch, nhưng không bao gồm các sản phẩm được làm từ lông ống hoặc lông đuôi chim. Do đó, nhóm bao gồm:
    • Các loại lông vũ đã được ghép lại hoặc gắn lại để sử dụng ví dụ như trong may quần áo phụ nữ, và lông vũ hỗn hợp được lắp ghép từ nhiều thành phần.
    • Các loại lông vũ được ghép lại để tạo thành chùm, và các loại lông vũ và lông tơ được ghép lại bằng keo hoặc được đính chặt vào tấm vải dệt hoặc được gắn vào một đế khác.
    • Các đồ dùng để trang trí được làm từ chim, các bộ phận của chim, từ lông vũ hoặc lông tơ, được đính trên mũ, cổ áo, áo măng tô hoặc những loại quần áo khác hoặc các phụ kiện của quần áo.
    • Các loại quạt dùng để trang trí được làm bằng lông vũ, có khung được làm bằng mọi chất liệu. Tuy nhiên, quạt có khung được làm bằng kim loại quí được xếp vào nhóm 71.13.

Tuy nhiên, nhóm này không bao gồm những sản phẩm là quần áo và phụ kiện của quần ảo trong đó lông vũ, hoặc lông tơ chỉ tạo thành những phần trang trí hoặc lớp lót đệm.”

3. Hướng dẫn xác định trước mã số:

Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu lông vũ, làm cơ sở để khai báo chính xác mã số hàng hóa, doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình xác định trước mã số như sau:

  • Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
  • Hồ sơ xác định trước quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

 Mã số HS:

  • Căn cứ quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính “V/v hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”;
  • Căn cứ Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan”,

Mặt hàng “Lông vịt đã được cắt tỉa” phù hợp phân loại vào mã số 0505.90.10, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 05%.

4. Thủ tục hải quan nhập khẩu lông vũ:

Thủ tục hải quan nhập khẩu lông vũ được tiến hành theo các bước sau:

  • Xin giấy phép nhập khẩu.
  • Hàng về.
  • Mở tờ khai nhập khẩu.
  • Đăng ký kiểm dịch 1 cửa.
  • Đăng ký tờ khai.
  • Lấy mẫu.
  • Chờ chứng thư.
  • Lấy hàng về.

5. Mọi người có thể hỏi

1. Các loại lông vũ nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam?

Trả lời:

  • Lông vũ gia cầm: Lông vũ gà, vịt, ngan, ngỗng,...
  • Lông vũ hoang dã: Lông vũ chim trĩ, đà điểu,...
  • Lông vũ gia công: Lông vũ đã được qua xử lý, chế biến.

2. Giấy tờ cần thiết để nhập khẩu lông vũ vào Việt Nam gồm những gì?

Trả lời:

  • Bộ tờ khai hải quan.
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có).
  • Hóa đơn thương mại.
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (nếu có).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có).
  • Giấy chứng nhận chất lượng (nếu có).

Trên đây là bài viết Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Lông Vũ. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (901 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo