Việc sử dụng cân làm thiết bị đo lường là khá phổ biến, song ngày nay, các loại cân điện tử đang dần trở nên được ưa chuộng bởi tính tiện lợi. Bạn muốn nhập khẩu cân, cân điện tử về thị trường Việt Nam nhưng chưa nắm được thủ tục nhập khẩu, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề
Trước khi thực hiện hoạt động nhập khẩu cân vào Việt Nam, thương nhân cần lưu ý xác định đúng mã HS của hàng hóa dự kiến nhập khẩu để thuận tiện trong quá trình làm thủ tục hải quan. Theo quy định, cân, cân điện tử thuộc phương tiện đo nhóm 2, phương tiện đo nhóm 2 được hiểu là phương tiện đo được sử dụng đo định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành. Đối với nhóm này, phải phê duyệt mẫu và thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường khi nhập khẩu.
1. Bảng mã HS cho nhóm cân, cân điện tử nhập khẩu như sau:
- HS 8423.10.10:Cân người, kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình; hoạt động bằng điện, cụ thể: cân bàn; cân đĩa.
- HS 8423.10.20:Cân người, kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình; không hoạt động bằng điện, cụ thể: cân đồng hồ lò xo; cân bàn; cân đĩa.
- HS 8423.20.10:Cân bằng tải hoạt động bằng điện.
- HS 8423.81.10:Cân có khả năng cân tối đa không quá 30 kg, hoạt động bằng điện, cụ thể: cân đĩa; cân bàn; cân treo móc cẩu.
- HS 8423.81.20:Cân có khả năng cân tối đa không quá 30 kg, không hoạt động bằng điện, cụ thể: cân đồng hồ lò xo; cân đĩa; cân bàn; cân treo móc cẩu.
- HS 8423.82.11:Cân có khả năng cân tối đa trên 30 kg nhưng không quá 1000 kg, hoạt động bằng điện, cụ thể: cân đĩa; cân bàn; cân treo móc cẩu.
- HS 8423.82.19:Cân có khả năng cân tối đa trên 1000 kg nhưng không quá 5000 kg, hoạt động bằng điện, cụ thể: cân bàn; cân treo móc cẩu.
- HS 8423.82.21:Cân có khả năng cân tối đa trên 30 kg nhưng không quá 1000 kg, không hoạt động bằng điện, cụ thể: cân đồng hồ lò xo; cân đĩa; cân bàn; cân treo móc cẩu.
- HS 8423.82.29:Cân có khả năng cân tối đa trên 1000 kg nhưng không quá 5000 kg, không hoạt động bằng điện, cụ thể: cân bàn; cân treo móc cẩu.
- HS 8423.89.10:Cân có khả năng cân tối đa trên 5000 kg, hoạt động bằng điện, cụ thể: cân bàn; cân treo móc cẩu; cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới; cân ô tô; cân tàu hỏa động; cân tàu hỏa tĩnh.
- HS 8423.89.20:Cân có khả năng cân tối đa trên 5000 kg, không hoạt động bằng điện, cụ thể: cân bàn; cân treo móc cẩu.
2. Thủ tục nhập khẩu cân điện tử cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Làm đăng ký thử nghiệm mẫu, mang mẫu đi thử nghiệm
Việc thử nghiệm mẫu do cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu lựa chọn, thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm phương tiện đo được chỉ định.
Bước 2: Đánh giá mẫu
- Việc đánh giá mẫu đã thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm mẫu đó thực hiện.
- Trường hợp mẫu được miễn thử nghiệm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng chỉ định một tổ chức thực hiện việc đánh giá mẫu.
Nội dung đánh giá mẫu:
- Sự phù hợp kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường tương ứng;
- Sự phù hợp của cấu trúc, tính năng kỹ thuật của mẫu so với yêu cầu bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu theo mẫu đã được phê duyệt trong quá trình sử dụng;
- Sự phù hợp của các ảnh của mẫu so với yêu cầu bảo đảm so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã được phê duyệt;
- Sự phù hợp của các biện pháp quản lý, kỹ thuật do cơ sở xây dựng và áp dụng;
Bước 3: Đăng ký phê duyệt mẫu cân điện tử để được cấp phiếu tiếp nhận phê duyệt mẫu
-
- Nộp hồ sơ:
Cơ sở lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Bộ hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo theo mẫu
- Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu.
- Bộ ảnh màu của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này.
- Bản cam kết về chương trình phần mềm của phương tiện đo theo mẫu
- Bộ hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu: Trường hợp cơ sở có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu trong đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo, bộ hồ sơ gồm các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thử nghiệm.
- Danh mục tài liệu về việc xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật để bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với mẫu đã phê duyệt.
Xử lý hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp trong hồ sơ có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu nhưng không đủ căn cứ được miễn, giảm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thông báo bằng văn bản cho cơ sở về việc phải thử nghiệm mẫu và/hoặc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu.
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, nếu cơ sở chưa đủ hồ sơ để bổ sung, cơ sở phải có văn bản gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng nêu rõ lý do và thời hạn hoàn thành. Việc xử lý hồ sơ chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ra quyết định phê duyệt mẫu theo quy định.
Bước 4: Nộp kết quả đăng ký phê duyệt mẫu cho Hải quan để được đem hàng về kho bảo quản/ thông quan
Sau khi có kết quả phê duyệt mẫu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp, thương nhân nộp kèm kết quả này với các hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan để được thông quan hàng hóa (Tờ khai hải quan theo mẫu, Hóa đơn, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Danh mục hàng hóa, Chứng nhận xuất xứ, ...)
3. Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu cân thường, cân điện tử
Quy trình dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu của chúng tôi
- Tiếp nhận yêu cầu – tư vấn thủ tục và chính sách thuế liên quan
Sau khi nhận được yêu cầu dịch vụ về thủ tục hải quan hàng hóa, chúng tôi cung cấp miễn phí 100% dịch vụ tư vấn, hướng dẫn quy trình về thủ tục hải quan, chính sách thuế, vận chuyển để giải quyết các vướng mắc còn tồn tại của quý khách hàng.
- Ủy thác thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa
- Chúng tôi nhận hỗ trợ tất cả các khâu thực hiện thủ tục hải quan từ tiếp nhận thông tin, soạn thảo hồ sơ tài liệu và làm việc với tất cả cơ quan chức năng liên quan để thông quan hàng hóa một cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất.
- Cung cấp dịch vụ trọn gói đối với thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa: Vận chuyển quốc tế, đăng ký phê duyệt mẫu, khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ vận tải vận chuyển nội địa để giao hàng đến kho hoặc địa điểm theo yêu cầu khách hàng.
- Vận chuyển hàng siêu tốc theo yêu cầu của khách hàng
Sau thông quan, chúng tôi nhận ký gửi hàng hóa, vận chuyển trực tiếp hàng hóa về kho của khách hàng theo yêu cầu, không qua trung gian, cam kết vận chuyển an toàn, có bảo hiểm trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
4. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, nếu:
- Quý khách không chắc chắn về các thông tin để thực hiện thủ tục hải quan đối với mặt hàng sắp nhập khẩu: thuế suất, trình tự thủ tục hải quan nhập khẩu, điều kiện kiểm tra chuyên ngành, …
- Qúy khách không có đội ngũ khai báo hoặc không thông thạo trong việc khai báo hải quan điện tử cũng như thủ tục thông quan tại chi cục Hải quan.
- Hàng cần thông quan nhanh hoặc gấp, cần chi phí rẻ và đảm bảo thời gian thông quan, không phải mất công đi lại nhiều lần để làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước.
Là đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan, chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ trọn gói, nhanh chóng và mang sự hài lòng tới quý khách hàng.
Nội dung bài viết:
Bình luận