Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Ở Cập Nhật 2024

Hiện nay có rất nhiều khách hàng đã và đang rất quan tâm đến dịch vụ soạn thảo hợp đồng thế chấp nhà ở của ACC. Để có thể hiểu rõ hơn về bản chất của dạng hợp đồng này, cũng như dịch vụ của ACC, mời quý khách theo dõi Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thế chấp nhà ở cập nhật 2023.

Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Ở
Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Ở

1. Hợp đồng thế chấp nhà là gì?

Khoản 2 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Thế chấp tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 317 BLDS quy định Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Căn cứ theo đó, có thể xác định hợp đồng thế chấp nhà đất là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp hợp đồng. Trong đó, một bên (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đât thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

2. Mẫu hợp đồng thế chấp nhà

Mẫu hợp đồng thế chấp nhà ở cần có những điều khoản nào? Chi tiết những điều khoản ấy ra sao?

Về cơ bản, một hợp đồng thế chấp phải có những điều khoản cơ bản như phạm vi thế chấp tài sản (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất), quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng, xử lý tài sản trong hợp đồng thế chấp, ...

Cụ thể:

 1. Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất

  • Quyền sử dụng đất có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ.
  • Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.

2. Nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

  • Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp;
  • Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xoá việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;
  • Sử dụng đất đúng mục đích, không làm huỷ hoại, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;
  • Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.

3. Quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

  • Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp;
  • Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức đã thoả thuận;
  • Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp;
  • Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;
  • Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

4. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp;
  • Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

5. Quyền của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

  • Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;
  • Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử l‎ý quyền sử dụng đất đã thế chấp.

6. Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án.

3. Hợp đồng thế chấp nhà có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Tuy nhiên, để hợp đồng thế chấp nhà ở có hiệu lực, các bên trong hợp đồng cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, hợp đồng thế chấp nhà ở phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Đối với hợp đồng không công chứng, chứng thực sẽ vi phạm về mặt hình thức và bị vô hiệu.
  • Thứ hai, hoạt động thế chấp phải được đăng ký biện pháp bảo đảm. Tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thì Thế chấp quyền sử dụng đất thuộc trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Có nghĩa để hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật thì hai bên trong hợp đồng buộc phải thực hiện hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền.

4. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thế chấp nhà ở cập nhật 2020

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng hiện nay rất phổ biến, và được rất nhiều đơn vị cung cấp, phục vụ. Vậy tại sao khách hàng nên lựa chọn Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thế chấp nhà ở cập nhật 2020 do ACC cung cấp?

  • ACC mang đến cho khách hàng an tâm, an toàn khi sử dụng dịch vụ
  • Đảm bảo tính đúng quy định, đúng luật cho hợp đồng
  • Đảm bảo tính chính xác, ràng buộc pháp lý của hợp đồng, tránh việc xảy ra tranh chấp không đáng có
  • Nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (640 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo