Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Cho Vay Cá Nhân Cập Nhật 2024

Với sự phát triển của kinh tế xã hội như hiện nay, có nhiều vấn đề phát sinh dẫn tới nhu cầu sử dụng tiền cho mục đích chi tiêu, kinh doanh ngày càng nhiều. Trong khi mức tài chính là có hạn, nhiều cá nhân tìm cách xoay vòng vốn bằng cách vay tiền. Từ đó, các dịch vụ cho vay, tổ chức tín dụng ngày càng nhiều.

Đặt ra nhiều vấn đề pháp lý. Một hợp đồng vay chuẩn như thế nào? Cần quy định những gì để vừa có thể đảm bảo quyền lợi nhưng không bị trái quy đinh pháp luật? Lãi suất như thế nào?

Để hiểu rõ hơn ACC sẽ tư vấn dịch vụ soạn thảo hợp đồng cho vay cá nhân cập nhật 2023 đến quý khách hàng là cá nhân, gia đình có nhu cầu vay và với tổ chức cho vay.

Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Cho Vay Cá Nhân
Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Cho Vay Cá Nhân

1. Khái niệm

Hợp đồng cho vay là một dạng của hợp đồng vay tài sản, vậy hợp đồng vay tài sản là gì? Hợp đồng cho vay cá nhân là gì?

  • Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  • Hợp đồng cho vay cá nhân bản chất chính là hợp đồng vay với đối tượng vay là cá nhân.

2. Đặc điểm của hợp đồng vay

  • Tài sản cho vay được chuyển giao một cách tạm thời, bên vay chỉ có quyền định đoạt như một chủ sở hữu của tài sản trong thời hạn nhất định mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Hoặc, bên vay có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tài sản vay nhưng đi kèm là nghĩa vụ trả giá trị tương ứng.
  • Kết thúc thời hạn này, bên vay phải trả lại tài sản cho bên cho vay, bao gồm lãi suất nếu có.
  • Tuỳ vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực mà hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ: Nếu hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi ký thì bên cho vay có nghĩa vụ giao tiền, bên vay có nghĩa vụ trả tiền. Nếu các bên thoả thuận thời điểm hợp đồng có hiệu lực là sau khi bên cho vay đã giao tiền thì chỉ còn nghĩa vụ của bên vay.

3. Hình thức của hợp đồng

Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận rằng:

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức là thông điệp dữ liệu về giao dịch điện tử, giao dịch đó được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Đối với những giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có sao y, chứng thực thì phải tuân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật cho phép các giao dịch dân sự nói chung cũng như hợp đồng vay nói riêng được giao dịch với hình thức phi văn bản tức bằng lời nói, hành vi trừ trường hợp có quy định khác. Giao dịch vay tiền lại không thuộc trường hợp pháp luật yêu cầu phải có công chứng, chứng thực. Do đó, giao dịch vay có thể không cần lập thành văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng mọi ý chí của các bên được ghi nhận và có căn cứ ràng buộc nghĩa vụ của các bên, dù là bên vay hay bên cho vay nên lập hợp đồng thành văn bản và có sự ký nhận của các bên.

Chính vì vậy, mà dưới đây ACC sẽ hướng dẫn những nội dung cần thiết và cơ bản nhất khi soạn một hợp đồng nhằm giúp khách hàng hình dung được một hợp đồng vay mẫu và áp dụng vào thực tế hiệu quả hơn.

4. Nội dung của hợp đồng vay

Các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng vay vốn đảm bảo có những điều khoản sau:

  • Thông tin của các bên giao kết hợp đồng, đăc biệt trong trường hợp cá nhân vay cần cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân;
  • Số tiền cho vay, thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản;
  • Mục đích sử dụng tài sản vay:
  • Thời hạn vay, cách thức trả nợ;
  • Lãi suất cho vay (nếu có);
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Thông tin về tài sản đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng (nếu có);
  • Phạt vi phạm hợp đồng;
  • Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật như: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, phương thức giải quyết tranh chấp…;
  • Phần chữ ký xác nhận của các bên.

5. Quy định về lãi suất

  • Điều khoản lãi suất gần như là một phần không thể thiếu trong bất kỳ hợp đồng vay nào, đặc biệt ở những tổ chức ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Các bên có thể tự thỏa thuận về mức lãi suất áp dụng. Tuy nhiên điều cần nhớ rằng mức lãi suất này không được trái với quy định pháp luật.
  • Vì với việc quy định mức lãi suất quá cao, vô tình tổ chức đó sẽ thành tổ chức cho vay nặng lãi, vi phạm quy định của pháp luật.
  • Những cách quy định về lãi suất mà pháp luật cho phép:
    • Lãi suất không quá 20%/năm (các bên quy định cụ thể mức lãi là bao nhiêu, đáp ứng theo quy định này);
    • Lãi suất áp dụng theo lãi suất vay ngân hàng (Nhà nước hoặc tư nhân) tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ
  • Trường hợp các bên không quy định về lãi suất, mà có tranh chấp xảy ra, một bên yêu cầu trả cả lãi suất thì mức lãi suất được áp dụng theo quy định của Bộ Luật dân sự như sau: lãi suất được xác định là 50% lãi suất giới hạn, tức là 10%/năm.

6. Điều kiện của cá nhân vay

Cá nhân tham gia giao dịch hợp đồng vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Cụ thể, khi cho vay, để giao dịch có hiệu lực thì cá nhân vay xác lập hợp đồng phải là:

  • Cá nhân tham gia giao dịch phải là người đã thành niên
  • Người không bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Không phải là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
  • Không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Những cá nhân chưa thành niên, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì do người đại diện hợp pháp của người đó xác lập mới có hiệu lực.

7. Lưu ý khi hợp đồng vay có tài sản bảo đảm

  • Tài sản đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng sẽ do hai bên có thể thỏa thuận nhằm đảm bảo cho việc trả đủ tiền hoặc tài sản mượn của bên cho vay, nhưng phải thuộc sở hữu của người vay; hoặc
  • Trường hợp tài sản bảo đảm vay là tài sản chung (của vợ chồng, tài sản chung do thừa kế, hộ gia đình…) thì khi cho vay phải chú ý có được sự đồng ý của các đồng sở hữu không;
  • Khi có tài sản bảo đảm các bên cần chú ý quy định rõ thông tin tài sản bảo đảm, giá trị tài sản; người sở hữu tài sản…và thực hiện các thủ tục pháp luật cần thiết để sử dụng tài sản làm bảo đảm cho khoản vay;
  • Có thể kiểm tra tài sản có bị kê biên, đang tranh chấp hay không.

8. Dịch vụ soản thảo hợp đồng cho vay cá nhân cập nhật 2020 của ACC

ACC sẽ hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng chi tiết và chặt chẽ nhất về mặt pháp lý trên cơ sở phù hợp với yêu cầu khách hàng đưa ra. Để hiểu rõ hơn dịch vụ của chúng tôi, dưới đây là quy trình cơ bản của ACC:

  • Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng
  • Tư vấn về hợp đồng cho vay cá nhân
  • Soạn thảo hợp đồng dựa trên các yêu cầu hợp pháp của khách hàng
  • Giao trả kết quả là bản hợp đồng hoàn chỉnh cho khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (712 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo