Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Cầm Cố Trái Phiếu Cập Nhật 2024

Cầm cố trái phiếu là Việc chủ sở hữu trái phiếu giao trái phiếu của mình cho tổ chức, cá nhân khác nắm giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó, công ty ACC cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng cầm cố trái phiếu phục vụ cho khách hàng khi có nhu cầu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Cầm Cố Trái Phiếu
Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Cầm Cố Trái Phiếu

1. Cầm cố trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Như vậy thì tương tự đối với cầm cố trái phiếu ta có thể hiểu là Việc chủ sở hữu trái phiếu giao trái phiếu của mình cho tổ chức, cá nhân khác nắm giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

2. Đặc điểm của trái phiếu:

  • Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (gọi là trái phiếu doanh nghiệp) hay một tổ chức của chính quyền công như: Kho bạc nhà nước (gọi là trái phiếu kho bạc) hoặc chính quyền (gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).
  • Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái phiếu hay trái chủ. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ gọi là trái phiếu ghi danh hoặc không được ghi tên thì gọi là trái phiếu vô danh.
  • Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ theo cam kết trong hợp đồng cho vay.
  • Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định thường kỳ và nó không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
  • Bản chất trái phiếu là chứng khoán nợ, do đó trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ phần của công ty trước hết phải được thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước như một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu, cổ phần mới được chia cho các cổ đông.

3. Phân loại trái phiếu:

Việc phân loại trái phiếu sẽ theo các tiêu chí khác nhau như: Người phát hành, lợi tức, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu.

1. Phân loại theo người phát hành:

Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.

Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.

Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: Các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.

2. Phân loại lợi tức trái phiếu:

Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.

Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành:

Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:

  • Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
  • Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.

Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

4. Lợi ích của cầm cố trái phiếu:

  • Cầm cố trái phiếu có thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, có thể đáp ứng nhu cầu tức thời kinh doanh của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
  • Khách hàng có thể vay được một số tiền khá lớn từ hình thức cho vay này.
  • Tùy từng ngân hàng sẽ có phương thức trả nợ linh hoạt.
  • Điều kiện cho vay không quá phức tạp chỉ cần là khách hàng cá nhân là người Việt Nam, là chủ sở hữu hợp pháp đối với trái phiếu cầm cố để vay vốn, không có nợ xấu, nợ quá hạn ở các ngân hàng tại thời điểm cấp tín dụng.
  • Mức lãi suất ổn định, tùy vào từng ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất theo thời điểm biến động của giá trị trái phiếu.

5. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng cầm cố cổ phiếu của công ty ACC cung cấp:

Với đội ngũ Luật sư được đào tạo chuyên sâu về tư vấn hợp đồng, có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu về soạn thảo hợp đồng, tư vấn luật hợp đồng, tư vấn sửa đổi, đàm phán ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, kinh tế, tài chính chứng khoán… Công ty ACC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn hợp đồng bao gồm:

  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng dự án, hợp đồng mua bán và chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác).
  • Tư vấn luật liên quan tới lĩnh vực hợp đồng đề cập.
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch, phiên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (598 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo