Đơn khởi kiện là cơ sở quan trọng để tòa án xem xét việc có thụ lý vụ án để xử lý theo thủ tục tố tụng hay không. Vì thế, việc soạn thảo đơn khởi kiện nói chung và đơn khởi kiện đối với vụ án tranh chấp đất đai đòi hỏi phải có nội dung đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích. Bài viết hướng dẫn cách soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

1. Khi nào thì được khởi kiện tranh chấp đất đai?
Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Tranh chấp về tiền đặt cọc, tiền mua bán đất không được coi là tranh chấp đất đai.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có các vụ án đất đai.
Vì vậy, khi có sự tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất hoặc giữa các bên trong quan hệ đất đai, thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.
2. Thẩm quyền giải quyết của tòa án
Đối với các vụ việc đất đai, thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nơi có bất động sản, bao gồm: Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao…
3. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đât đai gồm những gì?
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai cần: (1) Đơn khởi kiện; (2) Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc khởi kiện; (3) Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện, người bị kiện (nếu có); (4) các giấy tờ khác xét thấy cần thiết để xử lý vụ án,…
4. Nội dung đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải đáp ứng được những nội dung cơ bản của một mẫu đơn khởi kiện dân sự, bao gồm các nội dung chính như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
5. Một số lưu ý khi soạn thảo đơn khởi kiện
- Thứ nhất, nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
- Thứ hai, khi trình bày các vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết, người khởi kiện cần trình bày ngắn gon, xúc tích nội dung, quá trình, nguyên nhân tranh chấp; trình bày thêm đầy đủ các tình tiết có lợi cho mình, hạn chế dung ngôn ngữ địa phương, tránh sai lỗi chính tả,…
- Thứ ba, người khởi kiện có thể ghi thêm các thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh, người bị kiện đang làm thủ tục chuyển nhượng thửa đất cho bên thứ ba ngay tình,…).
- Thứ tư, cuối đơn khởi kiện phải có xác nhận của người khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định.
6. Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của ACC
Tự hào là đơn vị đã soạn thảo, hỗ trợ hàng trăm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, ACC mang lại cho khách hàng sự tin tưởng, an tâm trong việc giải quyết đơn khởi kiện.
Với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, chúng tôi giúp quý khách hàng đánh giá hồ sơ khởi kiện, hướng dẫn khai thác các tài liệu, chứng cứ có lợi đối với nội dung khởi kiện, các công việc thực hiện trước khi tiến hành nộp đơn khởi kiện (hòa giải tranh chấp đất đai, thỏa thuận với người bị kiện,…)
Sau khi nhận được đơn khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai của quý khách hàng, thông thường tòa án sẽ yêu cầu soạn thêm đơn khởi kiện bổ sung, bản tự khai,… để phục vụ cho việc thụ lý, giải quyết vụ án. ACC sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo các văn bản nêu trên, cũng như hướng dẫn khách hàng thực hiện các yêu cầu của tòa án để giải quyêt nhanh nhất, tiêt kiệm chi phí nhất vụ việc của quý khách hàng.
Cùng với việc trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại, ACC sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ, tư vấn hồ sơ, báo giá cho khách hàng thông qua điện thoại, các phương tiện truyền thông khác mà công ty đang áp dụng.
Nội dung bài viết:
Bình luận