Khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng dân sự dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên hoặc tất cả các bên bị ảnh hưởng, bên bị vi phạm và thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để khởi kiện, trước hết, tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện việc soạn thảo đơn khởi kiện, trong đó nêu rõ nội dung khởi kiện và mong muốn đạt được.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện, theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong các mối quan hệ dân sự được xác lập thông qua các hình thức hợp đồng dân sự, việc các bên thỏa thuận ký kết hợp đồng nhưng sau đó vi phạm hoặc xảy ra tranh chấp không phải là điều hiếm gặp. Đối với những tranh chấp trong hợp đồng dân sự không thể thương lượng, hòa giải để đưa ra biện pháp giải quyết, một trong các bên hoàn toàn có thể tiến hành việc khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đưa ra phán quyết.
THIẾU HÌNH
1. Một số lưu ý khi làm Đơn khởi kiện
1. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
- Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Nội dung Đơn khởi kiện:
Đơn khởi kiện phải có những nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
- Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
2. Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện hợp đồng dân sự
Soạn thảo đơn khởi kiện đối với các loại hợp đồng dân sự:
- Hợp đồng mua bán tài sản
- Hợp đồng mua bán quyền tài sản
- Hợp đồng trao đổi tài sản
- Hợp đồng tặng cho tài sản
- Hợp đồng vay tài sản
- Hợp đồng thuê tài sản
- Hợp đồng thuê khoán tài sản
- Hợp đồng mượn tài sản
- Hợp đồng về quyền sử dụng đất
- Hợp đồng hợp tác
- Hợp đồng dịch vụ
- Hợp đồng vận chuyển hành khách
- Hợp đồng vận chuyển tài sản
- Hợp đồng gia công
- Hợp đồng gửi giữ tài sản
- Hợp đồng ủy quyền
- v..
Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự
- Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng: Khách hàng gửi yêu cầu dịch vụ luật sư về soạn thảo đơn khởi kiện có thể thông qua các hình thức:
- Tại văn phòng của chúng tôi và trao đổi trực tiếp các vấn đề với luật sư;
- Thông qua hòm thư điện tử tại địa chỉ Email: ……………………………..
- Thông qua Tổng đài điện thoại trực tuyến ……………
- Tư vấn và đánh giá sơ bộ đối với vụ việc đã tiếp nhận: Sau khi tiếp nhận các yêu cầu từ phía khách hàng, đội ngũ chuyên viên pháp lý và luật sư sẽ phân loại hợp đồng dân sự, đánh giá các tranh chấp và xác định căn cứ khởi kiện, từ đó đưa ra các phương án soạn thảo nội dung đơn khởi kiện vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng nhưng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Ký kết hợp đồng dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện: Thông báo phí dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện của luật sư, các điều khoản khi sử dụng dịch vụ và ký kết hợp đồng dịch vụ;
- Soạn dự thảo đơn khởi kiện theo yêu cầu: Trong quá trình soạn thảo, luật sư sẽ tư vấn, trao đổi về các yêu cầu trong đơn khởi kiện, phân tích, đánh giá từng nội dung để khách hàng cân nhắc lựa chọn việc nên hay không đưa vào yêu cầu khởi kiện;
- Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện (nếu có);
- Hoàn thiện đơn khởi kiện và thay mặt khách hàng nộp đơn khởi kiện;
- Các dịch vụ khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng trong hoạt động soạn thảo đơn khởi kiện hợp đồng dân sự.
Nội dung bài viết:
Bình luận