Dịch Vụ Soạn Thảo Đơn Khởi Kiện Đòi Lại Tài Sản 2024

Đơn khởi kiện là văn bản pháp lý đầu tiên mà chúng ta phải nộp cho Tòa án để kiện đòi tài sản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để viết và trình bày đơn khởi kiện đúng với quy định của pháp luật. ACC xin giới thiệu Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện đòi lại tài sản 2023 nhằm hỗ trợ Quý khách hàng.

Dịch Vụ Soạn Thảo Đơn Khởi Kiện Đòi Lại Tài Sản
Dịch Vụ Soạn Thảo Đơn Khởi Kiện Đòi Lại Tài Sản

1. Đơn khởi kiện đòi tài sản là gì?

Đơn khởi kiện là văn bản, trong đó, đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.

Trong việc khởi kiện đòi tài sản, đơn khởi kiện đòi lại tài sản là một cách thức để đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi (ở đây là quyền sở hữu tài sản) của người khởi kiện.

2. Những yêu cầu của pháp luật đối với đơn kiện đòi tài sản

Pháp luật yêu cầu mẫu đơn kiện đòi tài sản - mẫu đơn khởi kiện đòi tài sản phải chứa đựng những thông tin cần thiết như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
    Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài ra, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

3. Quy định về thụ lý đơn khởi kiện đòi tài sản

Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS), Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và ghi vào sổ nhận đơn.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Như vậy, có thể thấy việc xác định cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc kiện đòi tài sản là vô cùng quan trọng.

4. Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS, trong trường hợp đơn khởi kiện không có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS (gồm những nội dung mà ACC đã giới thiệu bên trên) thì tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do tòa án ấn định nhưng không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định của BLTTDS thì tòa án tiếp tục thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của tòa án thì tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.

Theo đó, hình thức và nội dung của mẫu đơn khởi kiện đòi lại tài sản là vô cùng quan trọng. Việc sai sót trong soạn thảo đơn khởi kiện sẽ dẫn đến việc phải mất rất nhiều thời gian cho sửa đổi, bổ sung, thay thế, thậm chí là từ chối đơn khởi kiện.

Và để giúp khách hàng giải quyết những vướng mắc trên, ACC đã và đang cung cấp Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện đòi lại tài sản 2020 đến rất nhiều khách hàng. Với mong muốn giúp khách hàng tránh những sai sót phổ biến như xác định sai tòa án có thẩm quyền, vi phạm về hình thức, không đầy đủ nội dung của đơn khởi kiệ, từ đó tiết kiệm được thời gian và công sức; ACC luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ quý khách.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (343 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo